Nguyên nhân và triệu chứng của Acid uric máu tăng

08:10 - 13/10/2020 Lượt xem: 685

1. Nguyên nhân gây Acid uric tăng? Sự gia tăng chuyển hóa purine: Sự tăng acid uric máu có thể xảy ra ở những người có khối u phát triển nhanh như: u xơ đa bào, ung thư di căn và một số bệnh bạch cầu và bạch cầu. Bệnh nhân ung thư khi tiến […]

1. Nguyên nhân gây Acid uric tăng?

Sự gia tăng chuyển hóa purine:

Sự tăng acid uric máu có thể xảy ra ở những người có khối u phát triển nhanh như: u xơ đa bào, ung thư di căn và một số bệnh bạch cầu và bạch cầu.

Bệnh nhân ung thư khi tiến hành trị liệu hoá trị cũng có thể làm tăng acid uric máu do hội chứng phân tách khối u. Hội chứng này xảy ra ở những người có gánh nặng khối u lớn và quá trình hóa trị liệu gây ra số lượng lớn các tế bào ung thư chết ngay lập tức, đồng thời giải phóng nội chất tế bào vào trong dòng máu, là tác nhân làm tăng acid uric trong máu.

Giảm bài tiết, thải trừ acid uric:

Thông thường, sự giảm bài tiết axit uric là một cơ chế để tạo ra nồng độ acid uric trong cơ thể, khi việc giảm thải trừ acid uric ra ngoài cơ thể gặp vấn đề thì sẽ khiến cho cơ thể bị tăng acid uric trong máu. Trường hợp này chủ yếu xảy ra ở những người mắc phải bệnh về thận mạn tính.

Sở dĩ những người mắc bệnh thận mạn tính thường dễ bị tăng acid uric máu là vì thận theo thời gian sẽ mất khả năng lọc và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. Vì acid uric lại được lọc qua thận và bài tiết qua nước tiểu nên nếu thận hoạt động không bình thường thì axit uric sẽ không bị loại ra khỏi cơ thể và dẫn đến sự tăng lên của nồng độ acid uric trong máu.

Ngoài ra, các bệnh trao đổi chất hoặc nội tiết cũng có thể là tác nhân làm giảm bài tiết axit uric.

Chế độ dinh dưỡng không khoa học:

Thực tế, có rất nhiều các loại thực phẩm có chứa một lượng purine cao; nếu con người ăn chúng quá nhiều thì có thể góp phần vào việc làm tăng axit uric trong máu. Các loại thực phẩm có thể là nội tạng động vật, gia cầm, thịt đỏ, cá, cá mòi, nấm men, cá cơm, bia…

Mặt khác, việc ăn kiêng quá mức, tập thể dục vất vả cũng có thể làm tăng acid uric máu và giảm bài tiết. Vì cơ thể sẽ tự phân hủy năng lượng trong khi thận không thể bài tiết acid uric hiệu quả.

Do tác nhân di truyền:

Mặc dù hiếm gặp nhưng các điều kiện di truyền hoặc vấn đề xảy ra ở quá trình trao đổi chất cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự tăng axit uric trong máu của người bệnh.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, hội chứng Lesch-Nyhan (vấn đề của sự trao đổi purine bẩm sinh ở người) là do một khiếm khuyết trong một gen tạo ra protein rất quan trọng trong cơ thể để loại bỏ acid uric ra ngoài cơ thể có tên là hypoxanthine phosphoribosyltransferase 1 hoặc HPRT1. Khi không có enzyme này, cơ thể sẽ bị tăng acid uric trong máu và là tác nhân gây bệnh gout, làm tổn thương tới thận, bàng quang hay các vấn đề về thần kinh.

Nguyên nhân khác:

      • Mức đường huyết cao;
      • Suy giáp;
      • Sử dụng rượu;
      • Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc cho bệnh tim;
      • Huyết áp cao;
      • Béo phì;
      • Phơi nhiễm chì;
      • Phơi nhiễm thuốc trừ sâu.

2. Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng tăng axit uric máu?

Dấu hiệu của tăng acid uric máu ?

Một số dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng tăng axit uric máu gồm:

– Nếu mức axit uric trong máu tăng lên đáng kể và bạn đang trải qua hóa trị liệu cho bệnh bạch cầu hoặc lymphoma, bạn có thể có các triệu chứng của bệnh thận hoặc viêm khớp gút do nồng độ axit uric trong máu cao.

– Bạn có thể bị sốt, ớn lạnh, mệt mỏi nếu bạn mắc bệnh ung thư. Hội chứng ly giải khối u sẽ khiến nồng độ axit uric trong cơ thể bạn tăng lên.

– Bạn có thể bị viêm khớp (gút), nếu tinh thể axit uric tích tụ trong khớp. Bạn cần lưu ý rằng bệnh gút có thể xảy ra ngay cả khi mức axit uric bình thường.

– Bạn mắc các vấn đề về thận (do sỏi thận gây ra) hoặc gặp vấn đề về tiểu tiện.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Làm sao để ổn định chỉ số Acid uric

Không nên quá lo lắng khi thấy kết quả xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu tăng. Nếu thấy nồng độ acid này tăng kèm theo triệu chứng tại khớp; thận thì việc bạn cần làm là điều chỉnh chế độ ăn uống của mình sao cho phù hợp để không tạo ra thêm acid uric bằng cách giảm bớt đi lượng purin vào cơ thể.

– Cụ thể, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm như hải sản (mực, cua, tôm); các loại thịt đỏ (bò, trâu, dê); nội tạng (phổi, gan).

– Bổ sung nước: nên uống 1 – 1.5 lít nước/ ngày nhằm hạn chế sự kết tủa của muối urat và tăng khả năng lọc thải acid uric.

– Giảm cân: nên duy trì cân nặng chuẩn theo chỉ số BMI cho phép nhằm giảm áp lực lên các khớp. Lưu ý không nên giảm cân bằng cách nhịn ăn mà thay vào đó nên tập luyện khoa học.

– Không dùng bia rượu và đồ uống có ga.

– Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh: không thức khuya, tránh căng thẳng, vệ sinh cơ thể giúp lưu thông khí huyết, ngủ đủ giấc.

– Vận động phù hợp: có thể đi bộ nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, tập yoga… Những bài tập này sẽ giúp tăng cường trao đổi chất.

Tuy nhiên, khi đã thay đổi chế độ ăn mà nồng độ acid uric trong máu vẫn tăng; thì việc sử dụng thuốc là cần thiết và việc này nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Đối với bệnh nhân ung thư đang hóa trị, xạ trị sẽ được bác sĩ dự phòng tăng lượng acid uric để tránh tình trạng suy thận cấp.

Bài viết liên quan

Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng trứng