Nhiễm trùng đường tiết niệu trong quá trình mang thai

16:19 - 11/08/2021 Lượt xem: 601 Tác giả: Thanh Nga

Khi mang thai do khối lượng cơ tử cung tăng lên chèn ép vào đường tiết niệu gây ứ đọng nước tiểu. Nước tiểu có xu hướng bị trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu về vấn đề này các bạn nhé!

1. Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

Nước tiểu thông thường chứa nước, muối, các chất bã và vô khuẩn. Các sinh vật ở ống tiêu hóa bám vào lỗ niệu đạo, sản sinh và gây nên viêm nhiễm.

Tác nhân chủ yếu gây nên bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là vi khuẩn E.coli từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang thông qua niệu đạo. Loại vi khuẩn này gây viêm bàng quang. Nếu không được điều trị ngay, chúng lây lan qua đường niệu quản gây viêm thận, bể thận.

Nguyên nhân khiến đa số phụ nữ khi mang thai dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu là do khối lượng tử cung ngày càng lớn, chèn ép vào niệu quản làm giãn đài bể thận. Hoặc cũng có thể do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Thói quen uống ít nước mỗi ngày khiến nước tiểu cô đặc, ứ đọng và trào ngược càng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Ngoài ra, vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo gây viêm niệu đạo nếu không được điều trị sẽ có thể xâm nhập vào bàng quang gây viêm bàng quang và qua đường niệu quản gây viêm thận bể thận.

2. Các loại nhiễm trùng đường tiết niệu thông thường gồm:

- Nhiễm trùng bàng quang: 

Thông thường, vi khuẩn khu trú chỉ trong bàng quang và sinh sôi ở đó, gây viêm và tạo nên những biểu hiện khó chịu của nhiễm trùng bàng quang. Đây cũng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ có quan hệ tình dục trong độ tuổi từ 20 đến 50.

- Nhiễm trùng thận:

 Vi khuẩn cũng có thể đi từ bàng quang của bạn lên ống niệu quản gây viêm nhiễm một hoặc cả hai quả thận. Nhiễm trùng thận (còn gọi là viêm bể thận) là biến chứng y khoa nghiêm trọng phổ biến nhất của thai kỳ. Nhiễm trùng có thể gây tình trạng nhiễm trùng huyết và đe dọa tính mạng. Nó cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi: tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân, thậm chí còn liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.

- Nhiễm trùng tiểu không triệu chứng:

Là khi trong đường tiết niệu của bạn có vi khuẩn tồn tại  nhưng không gây ra triệu chứng. Khi bạn không mang thai, tình trạng này thường không gây ra vấn đề gì và thường tự khỏi. Tuy nhiên khi mang thai, nếu không được điều trị, nhiễm trùng tiểu không triệu chứng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ bị nhiễm trùng thận. Đây là lý do vì sao các mẹ bầu phải xét nghiệm nước tiểu thường xuyên trong thai kỳ.

3. Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

nhiễm trùng đường tiết niệu

- Đối với viêm niệu đạo và viêm bàng quang

  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó - đôi khi phải rặn
  • Người bệnh mệt mỏi, có thể sốt nhẹ hoặc thường không sốt
  • Nước tiểu có thể thấy đục, có lẫn máu
  • Xét nghiệm nước tiểu thấy dấu hiệu nhiễm khuẩn bạch cầu dương tính, nitrite dương tính), có thể thấy hồng cầu niệu.

- Trường hợp viêm thận bể thận:

Khi viêm niệu đạo và viêm bàng quang không được điều trị dẫn đến biến chứng viêm thận bể thận cấp với các biểu hiện

  • Sốt cao (39 - 40 độ C), rét run, mạch nhanh
  • Tiểu buốt, tiểu khó
  • Nước tiểu đục, có khi có lẫn máu
  • Buồn nôn hay nôn, mệt mỏi chán ăn
  • Đau vùng thắt lưng là triệu chứng hay gặp, đau có khi âm ỉ, cũng có khi đau dữ dội từng cơn, xuyên xuống hố chậu và xuống bộ phận sinh dục
  • Bệnh cảnh thường xuất hiện trên những người có sỏi đường tiết niệu, dị dạng đường tiết niệu
  • Xét nghiệm nước tiểu thấy dấu hiệu nhiễm khuẩn (bạch cầu dương tính, nitrite dương tính), có thể thấy hồng cầu trong nước tiểu
  • Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây sốc nhiễm khuẩn, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy thận cấp... ảnh hưởng tới mẹ và bé, nguy cơ sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, trẻ đẻ ra nhẹ cân...

4. Điều trị thế nào đối với nhiễm trùng đường tiết niệu?

Đối với nhiễm trùng đường tiết niệu không triệu chứng hay nhiễm trùng bàng quang, mẹ bầu có thể được điều trị bằng kháng sinh đường uống an toàn cho thai kỳ. Các loại thuốc kháng sinh có thể làm giảm các triệu chứng trong vòng một vài ngày, nhưng điều quan trọng là dùng thuốc theo đúng và đủ thời gian theo chỉ dẫn của bác sĩ, không ngưng thuốc trước hạn.

Đối với nhiễm trùng thận: Mẹ bầu sẽ phải nhập viện điều trị tích cực. Lúc này, cả mẹ và bé sẽ được theo dõi sát sao, tiến hành làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu, siêu âm kiểm tra thai.

 5Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng bàng quang?

Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu bằng các cách như:

- Uống đủ nước để làm loãng nước tiểu, góp phần loại bỏ vi khuẩn.

- Tạo thói quen đi tiểu ngay khi cảm thấy cần, tiểu sạch hoàn toàn nước tiểu.

- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.

- Thấm khô (không lau quá mạnh tay) sau khi đi tiểu.

- Vệ sinh đúng cách từ âm đạo ra phía hậu môn sau khi đi đại tiện, để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn xuống đường niệu đạo.

- Không ngâm bồn tắm quá lâu, quá thường xuyên.

- Dùng quần lót bằng vải cotton.

- Tránh mặc quần bó sát.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?