Những bất ngờ thú vị về thai nhi có thể mẹ chưa biết

07:22 - 31/10/2020 Lượt xem: 310

Trên thực tế có rất nhiều điều thú vị về thai nhi trong bụng mẹ mà không phải mẹ nào cũng biết. Theo từng giai đoạn, thai nhi sẽ phát triển về khả năng thị giác, thính giác, khứu giác… Mỗi tuần thai, bé lại có những thay đổi mới để dần hoàn thiện hơn. […]

Trên thực tế có rất nhiều điều thú vị về thai nhi trong bụng mẹ mà không phải mẹ nào cũng biết. Theo từng giai đoạn, thai nhi sẽ phát triển về khả năng thị giác, thính giác, khứu giác… Mỗi tuần thai, bé lại có những thay đổi mới để dần hoàn thiện hơn. Dưới đây là những điều đặc biệt nhất về thai nhi không phải mẹ bầu nào cũng biết.

1. Sự phát triển của mắt và tai

Vào tuần thứ 8 thai kỳ, đôi mắt và tai của bé đã bắt đầu hình thành và phát triển. Mặc dù lúc này thai nhi chỉ dài khoảng 2cm. Khuôn mặt của bé cũng bắt đầu quá trình phát triển nhanh chóng.

2. Bộ phận sinh dục

Bộ phân sinh dục của thai nhi bắt đầu hình thành từ tuần thứ 9 và sẽ được phân biệt thành bộ phận sinh dục nam hay nữ ở tuần 12 thai kỳ. Đây là điều vô cùng thú vị mà không phải mẹ bầu nào cũng biết và các bác sĩ cũng ít khi tiết lộ.

3. Khi nào cơ thể bé hình thành đầy đủ?

Tìm hiểu về thai chậm phát triển trong tử cung

Ở tuần 12 thai kỳ, mặc dù mới chỉ dài khoảng 5cm từ đầu đến mông nhưng cơ thể bé đã được hình thành đầy đủ bao gồm ngón tay, ngón chân với móng tay đầy đủ. Tai, mắt, mũi, miệng và các cơ quan trong cơ thể bé cũng đã đầy đủ.

4. Cơ thể bé bằng nửa chiều dài khi sinh

Điều thú vị đặc biệt này rơi vào tuần thứ 20 thai kỳ. Lúc này, chiều dài từ đỉnh đầu đến mông của bé khoảng 18cm. Thai nhi cũng bắt đầu có những chuyển động mạnh trong bụng mẹ và ở bên ngoài mẹ cũng dễ dàng cảm nhận được những chuyển động này.
Ngoài ra, vào tuần thai này, qua hình ảnh siêu âm mẹ cũng dễ dàng nhìn thấy lông mày hay móng tay của bé.

5. Khi nào bé nghe được âm thanh từ bên ngoài?

Theo các chuyên gia, vào khoảng tuần thứ 20-24 thai kỳ; em bé sẽ nghe thấy những âm thanh từ bên ngoài tử cung và có thể đáp lại những âm thanh đó. Lúc này, khuôn mặt và các cơ quan trong cơ thể bé cũng đã hoàn thiện. Tuy nhiên các lớp da còn mỏng, hơi nhăn nheo và được bảo vệ bởi một lớp lông tơ.

6. Thai nhi thở thế nào?

Trong bụng mẹ, thai nhi có thở không? Đây là thắc mắc của hầu hết các mẹ bầu. Câu trả lời là: Trong bụng mẹ thai nhi vẫn thở mặc dù không hít thở oxy thông qua phổi như sau khi chào đời. Khoảng tuần thứ 27 của thai kỳ, chất lỏng sẽ tràn đầy trong phổi và khi chào đời, quá trình đi ra khỏi cơ thể mẹ sẽ đẩy hết nước trong phổi ra để bé bắt đầu những nhịp thở đầu tiên.

7. Cảm nhận mùi vị

Vào tuần 28 thai kỳ, khứu giác của bé sẽ phát triển hoàn chỉnh và từ tuần thai này khi mẹ ngửi thấy bất cứ mùi gì thì em bé cũng ngửi được mùi đó.

8. Thai nhi thích ngọt hơn đắng

Khi mẹ ăn bất cứ thực phẩm nào như tỏi, quế, gừng… thì hương vị của nước ối sẽ có mùi vị đó. Và các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng thai nhi có biểu hiện khuôn mặt khác nhau với từng thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể. Các chuyên gia cũng cho biết đây là cách tự nhiên để vị giác của bé phát triển, thích nghi với các loại thực phẩm sau khi bé chào đời. Từ tuần 15 thai kỳ, em bé đã có những biểu hiện thích thú khi nước ối có vị ngọt và cau mày khi nước ối của mẹ có vị cay, đắng.

9. Thai nhi đi tiểu như thế nào?

Vào cuối giai đoạn đầu của thai kỳ, em bé sẽ bắt đầu sản xuất nước tiểu. Nước ối sẽ được nuốt, tiêu hóa, lọc qua thận và sau đó bé lại đi tiểu lại tử cung và quá trình này tiếp tục được lặp đi lặp lại. Bằng cách quan sát qua hình ảnh siêu âm, các bác sĩ hoàn toàn nhận ra được phản xạ nuốt của bé.

10. Thai nhi có cười không?

Trong những tuần đầu tiên mới chào đời, mẹ sẽ rất bất ngờ, thích thú mỗi khi nhìn thấy con mỉm cười. Tuy nhiên, nhiều mẹ không biết rằng khi còn trong bụng mẹ, em bé đã cười mỗi ngày. Sử dụng máy siêu âm 4D, mẹ sẽ dễ dàng nhìn thấy em sẽ mỉm cười trong bụng mẹ từ khoảng tuần thứ 26.

11. Mắt thai nhi có mở không?

Ở khoảng tuần thứ 32 thai kỳ, mắt của bé sẽ mở mỗi khi bé thức giấc. Lúc này, đầu của em bé thường sẽ quay xuống dưới hướng về cửa âm đạo để dễ dàng chào đời. Mẹ cũng sẽ dễ dàng cảm nhận được những chuyện động mạnh mẽ từ chân, tay thai nhi.

12. Kết nối

Dù em bé không có internet để kết nối với mẹ trong thai kỳ nhưng đừng lo lắng bởi các bé không cần đến chúng. Theo nghiên cứu, vào khoảng 10 tuần cuối thai kỳ, em bé rất tích cực lắng nghe để phân biệt được giọng nói của mẹ. Bé có thể chưa hiểu được những gì mẹ nói nhưng hoàn toàn có thể nhận diện; phân biệt được giọng nói của mẹ. Điều này giúp bé có thể nhận ra ngay được giọng nói của mẹ sau khi chào đời.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu giấy là địa chỉ khám thai lớn và uy tín tại Hà Nội được nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn để thăm khám và quản lý thai kỳ. Để đăng ký khám thai, quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?