Những điều bạn cần biết về u xơ tử cung và u nang buồng trứng

16:40 - 07/08/2021 Lượt xem: 529

U xơ tử cung, u nang buồng trứng là 2 bệnh phụ khoa rất phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng. Tuy phần lớn chúng đều là khối u lành tính, nhưng nếu không phát hiện sớm, xử lý kịp thời thì bệnh sẽ gây ra những hệ lụy làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, khả năng sinh sản và cuộc sống của chị em.

1.Định nghĩa

U xơ tử cung là gì?

  • U xơ tử cung là khối u đặc, vị trí phát triển tại tử cung.
  • U xơ có thể hình thành ở khắp các vị trí khác nhau bên trong tử cung như ở niêm mạc, dưới thanh mạc hay tận sâu trong lớp cơ tử cung.
  • U xơ hình thành do các tế bào cơ trơn bị nhân lên nhiều lần và phát triển thành một khối đàn hồi, vững chắc, tách biệt khỏi phần còn lại thuộc tử cung.

U nang buồng trứng là gì?

  • Là khối u có lớp vỏ mỏng chứa dịch lỏng hình thành tại buồng trứng.
  • U nang buồng trứng phát triển từ các mô tế bào của buồng trứng hay các mô của cơ quan khác trong cơ thể người bệnh (chẳng hạn như tế bào nội mạc tử cung).
  • U nang buồng trứng có thể xuất hiện ở một bên hoặc đồng thời cả hai bên buồng trứng.

2. Nguyên nhân gây u xơ tử cung, u nang buồng trứng

Có rất nhiều nguyên nhân gây u xơ tử cung, u nang buồng trứng, nhưng yếu tố chính là do suy giảm năng lượng tế bào, gây mất thông tin liên lạc giữa các tế bào, dẫn tới rối loạn quá trình chết tế bào theo chương trình (apoptosis), khiến các tế bào tăng sinh bất thường và lâu dần sẽ hình thành khối u, trong đó có u xơ tử cung, u nang buồng trứng.

3. Biểu hiện của bệnh

U xơ tử cung: Các biểu hiện của u xơ tử cung:

  • Ra kinh nhiều bất thường: Đây là triệu chứng chỉ điểm khá phổ biến của u xơ tử cung.
  • Đau bụng vùng hạ vị hoặc hố chậu: Đau theo kiểu căng tức, tăng lên nhiều khi trước khi bệnh nhân đến kỳ kinh hoặc sau kỳ kinh kết thúc, cũng khá hay gặp ở bệnh nhân bị u xơ tử cung.
  • Rối loạn tiểu tiện: Sự tăng sinh khối u ở tử cung chèn ép bàng quang ở phía trước làm giảm thể tích chứa đựng nước tiểu ở bàng quang.
  • Vô sinh: Xuất hiện khối u ở tử cung khiến cấu trúc tử cung bị thay đổi bất thường.
  • Sảy thai nhiều lần: Một trường hợp khá điển hình ở bệnh nhân bị u xơ tử cung là tình trạng thường xuyên sảy thai.

 U nang buồng trứng:

  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Đau, nặng, tức vùng bụng dưới.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Đau trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Tiểu khó hay đi tiểu nhiều lần.
  • Tăng cân không rõ nguyên nhân.
  • Căng tức ngực, đau nhức vú.

4. U xơ tử cung, u nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Hầu hết u xơ tử cung và u nang buồng trứng đều là khối u lành tính nhưng 2 căn bệnh này lại được xem như những “sát thủ” giấu mặt đáng lo ngại đối với phụ nữ, bởi chúng có khả năng gây nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, cụ thể:

 - Gây xoắn – vỡ u xơ, u nang: Đối với dạng u có cuống, dù lớn hay nhỏ thì khả năng vặn xoắn gây đau bụng dữ dội, tắc mạch máu,… là điều rất dễ xảy ra.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Cụ thể:

Đối với người chưa có thai: U xơ tử cung, u nang buồng trứng làm hạn chế khả năng thụ thai và dễ gây vô sinh.

Đối với phụ nữ đang mang thai: Có thể khiến thai phụ dễ bị sẩy thai, đẻ non, đẻ khó.

  • Ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng: U xơ tử cung, u nang buồng trứng làm thay đổi nội tiết tố nữ khiến tâm sinh lý cũng thay đổi, đặc biệt là giảm ham muốn tình dục, dẫn tới tình cảm vợ chồng rạn nứt.

5. Cách điều trị và phòng ngừa

Phương pháp điều trị

Hiện nay để điều trị u xơ tử cung có hai phương pháp được sử dụng rộng rãi là điều trị ngoại khoa và nội khoa.

  • Phương pháp nội khoa:

Đây là phương pháp sử dụng thuốc để điều trị u xơ tử cung. Phương pháp sử dụng thuốc này khá hạn chế, chỉ đem lại hiệu quả kìm hãm sự phát triển của khối u mà không có tác dụng làm tan hết khối u.

  • Phương pháp ngoại khoa:

Là phương pháp sử dụng can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật để điều trị khối u xơ tử cung. Điều trị bệnh bằng phương pháp này là tối ưu, sẽ đảm bảo bóc tách hoàn toàn khối u nếu là u lành tính và tỉ lệ tái phát rất thấp.

Tương tự như điều trị u xơ tử cung, điều trị ngoại khoa và nội khoa cũng là hai phương pháp được sử dụng để điều trị u nang buồng trứng. Tuy nhiên việc điều trị u nang buồng trứng còn phụ thuộc rất nhiều vào mong muốn có thai tiếp hay không của bệnh nhân để đưa ra lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Cách phòng ngừa:

  • Chế độ ăn uống hợp lý
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Thói quen sinh hoạt hợp lý
  • Tránh nạo hút thai
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ
  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín và quan hệ lành mạnh

Bài viết liên quan

Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai