Những điều cần biết về chửa ngoài tử cung

06:18 - 27/06/2020 Lượt xem: 363

Chửa ngoài tử cung là khi trứng thụ tinh làm tổ và phát triển ở một vị trí khác ngoài nội mạc tử cung. Hơn 95% trường hợp chửa ngoài tử cung xảy ra ở ống dẫn trứng (loa vòi, đoạn bóng, đoạn eo hoặc đoạn kẽ), 5% trường hợp còn lại xảy ra ở các […]

Chửa ngoài tử cung là khi trứng thụ tinh làm tổ và phát triển ở một vị trí khác ngoài nội mạc tử cung. Hơn 95% trường hợp chửa ngoài tử cung xảy ra ở ống dẫn trứng (loa vòi, đoạn bóng, đoạn eo hoặc đoạn kẽ), 5% trường hợp còn lại xảy ra ở các vị trí khác như buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung hoặc sẹo mổ trước đó. Đôi khi có thể gặp thai ngoài tử cung ở 2 bên, chiếm tỉ lệ khoảng 1/200.000 thai kỳ.

Hiếm hơn có thể gặp trường hợp đa thai với một thai làm tổ trong buồng tử cung bình thường và thai còn lại ở vị trí lạc chỗ (tỉ lệ 1/30.000 thai kỳ). Nếu không can thiệp, diễn tiến tự nhiên của chửa ngoài tử cung ở ống dẫn trứng sẽ theo 3 hướng sau: sẩy qua loa, thoái triển tự nhiên, vỡ ống dẫn trứng dẫn đến gây xuất huyết trong ổ bụng có thể đe dọa tính mạng.

thai ngoài tử cung
Các vị trí chửa ngoài tử cung hay gặp

1. Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ chửa ngoài tử cung ở phụ nữ bao gồm:

      • Tiền sử chửa ngoài tử cung
      • Tiền sử phẫu thuật ống dẫn trứng, phẫu thuật vùng bụng chậu trước đó
      • Viêm vùng chậu
      • Mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục
      • Hút thuốc lá
      • Thai phụ trên 35 tuổi
      • Sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản…

2. Các triệu chứng của thai ngoài tử cung là gì?

Triệu chứng ban đầu của chửa ngoài tử cung có thể giống như một thai kỳ điển hình, một số dấu hiệu như trễ kinh, ngực căng hoặc đau bụng.

Các dấu hiệu khác như:

      • Ra huyết âm đạo bất thường
    • chửa ngoài tử cung
      • Đau bụng ở giai đoạn này, có thể khó biết nếu bạn đang mang thai điển hình hoặc mang thai ngoài tử cung. Khi thai ngoài tử cung phát triển, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện. Đặc biệt nếu khối thai ngoài vỡ, bạn có thể đột ngột đau dữ dội ở vùng bụng hoặc vai; chóng mặt hoặc ngất xỉu.

3Phòng ngừa thai ngoài tử cung

Hạn chế nạo phá thai, sử dụng các biện pháp phòng tránh thai

Giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt, nhất là trong thời gian sau sinh và cho con bú.

Khi có viêm nhiễm sinh dục, người bệnh nên đi khám để được điều trị đầy đủ. Khám phụ khoa định kỳ và khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm sinh dục để được điều trị thích hợp, tránh di chứng viêm dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

chửa ngoài tử cung

Sản phụ nên đi khám thai sớm khi bị đau bụng hay ra máu thất thường vào giai đoạn sớm của thai kỳ. Đặc biệt là những sản phụ đã từng bị thai ngoài tử cung hay có tình trạng viêm nhiễm sinh dục trước đó. Việc phát hiện sớm khi chửa ngoài tử cung chưa vỡ sẽ giúp bệnh nhân giảm được tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng và tử vong, gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng nhằm duy trì khả năng có thai lại bình thường.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là một trong những phòng khám không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ siêu âm, khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp. Để đặt lịch khám, các bạn truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai