Những nguyên nhân gây viêm âm đạo khi mang thai

15:42 - 15/05/2022 Lượt xem: 496 Tác giả: Lê Huyền Trang

1. Viêm âm đạo là gì?

viêm âm đạo là gì

Viêm âm đạo còn có tên gọi khác là nhiễm trùng âm đạo. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở âm đạo của người phụ nữ dẫn đến ngứa ngáy, tiết dịch và đau rát. Bệnh phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên bị nhiễm trùng hoặc mất cân bằng của vi khuẩn âm đạo là nguyên nhân thường gặp khiến bệnh hình thành và sớm tiến triển theo hướng xấu.

Ở một số trường hợp ít gặp hơn, viêm âm đạo phát sinh do một số rối loạn da và tình trạng suy giảm nồng độ hormone estrogen sau mãn kinh hoặc viêm nhiễm do không đủ kiến thức và áp dụng sai cách vệ sinh cá nhân vùng âm đạo (dùng các chất khử trùng, xà phòng có tính rửa mạnh, chất tạo mùi…), lây nhiễm vi khuẩn, virus, nấm men từ bạn tình khi quan hệ tình dục.

Viêm âm đạo nếu không sớm điều trị có thể phát sinh biến chứng sớm làm suy giảm chất lượng cuộc sống, tạo cảm giác khó chịu. Đồng thời làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng tiềm ẩn. Cụ thể như vô sinh. Đặc biệt là khi bệnh tái diễn nhiều lần, bệnh nhân không tiến hành chẩn đoán và chữa bệnh kịp thời hoặc chữa bệnh không đúng cách.

2. Nguyên nhân gây viêm âm đạo khi mang thai

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm âm đạo là do sự thay đổi của vi khuẩn bình thường được tìm thấy trong âm đạo, đến sự phát triển quá mức của một trong một số sinh vật khác. Nếu vi khuẩn kỵ khí trở nên quá nhiều, chúng làm đảo lộn sự cân bằng, gây ra viêm âm đạo do vi khuẩn. Loại viêm âm đạo này dường như có liên quan đến quan hệ tình dục, đặc biệt là nếu bạn có nhiều bạn tình hoặc bạn tình mới nhưng nó cũng xảy ra ở những phụ nữ không hoạt động tình dục.
  • Nhiễm nấm men: Sự phát triển quá mức của một sinh vật nấm thường là Candida albicans nằm trong âm đạo. C. albicans cũng gây nhiễm trùng ở các khu vực ẩm ướt khác trên cơ thể , chẳng hạn như trong miệng (tưa miệng), nếp gấp da và giường móng tay. Nấm Candida albicans thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai hoặc những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, lạm dụng thuốc kháng sinh cũng khiến những vi khuẩn cộng sinh có ích trong âm đạo bị tiêu diệt, tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển. Viêm âm đạo do nấm Candida ít lây qua đường tình dục nhưng nếu bệnh tái phát đi tái phát lại nhiều lần, bạn cũng nên kết hợp điều trị song song cho  bạn tình.
  • Viêm âm đạo do Trichomonas: là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến này được gây ra bởi một loại ký sinh trùng đơn bào có tên là Trichomonas vagis. Sinh vật này lây lan trong quá trình quan hệ tình dục với người bị nhiễm trùng.
  • Viêm âm đạo không nhiễm trùng: thuốc xịt âm đạo, thụt rửa, xà phòng thơm, chất tẩy rửa có mùi thơm và các sản phẩm diệt tinh trùng có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc kích thích các mô âm hộ và âm đạo. Các vật lạ, như giấy lụa hoặc tampon bị lãng quên, trong âm đạo cũng có thể gây kích ứng các mô âm đạo.
  • Viêm âm đạo do thiểu dưỡng ở phụ nữ mãn kinh (teo âm đạo): giảm nồng độ estrogen sau khi mãn kinh hoặc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng có thể làm cho niêm mạc âm đạo mỏng, đôi khi dẫn đến kích thích âm đạo, nóng rát và khô.
  • Viêm âm đạo do lậu: Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội có tốc độ lây lan nhanh chóng. Vi khuẩn lậu có tên khoa học là Neisseria Gonorrhea hay song cầu trùng Gram có hình dạng như hạt cà phê. Lây lan nhanh chóng qua đường tình dục.
  • Viêm phụ khoa do virus: Do tình trạng miễn dịch sức đề kháng giảm khi mang thai nên mẹ bầu rất dễ bị viêm nhiễm do virus. Những virus thường nhiễm qua quan hệ tình dục như HSV- herpes simplex virus hay HPV - human papillomavirus. Triệu chứng của viêm sinh dục do herpes điển hình là những tổn thương dạng mụn nước đứng tập trung thành chùm, khi mụn nước vỡ sẽ tạo nên các vết trợt loét và thường làm bệnh nhân rất đau rát. Tổn thương hay bị ở vùng da âm hộ phía ngoài, vùng bẹn và có thể lan cả vào trong âm đạo. Tuy nhiên, tổn thương trong âm đạo cần khám mở mỏ vịt mới thấy rõ được. HPV cũng là 1 loại virus mà phụ nữ mang thai dễ mắc. HPV type 6,11 lành tính nhưng thường gây ra các tổn thương dạng nụ sùi, mụn cơm vùng sinh dục: âm hộ, tầng sinh môn, hậu môn. Nguyên nhân có thể do phụ nữ bị lây nhiễm trong quá trình mang thai hoặc đã mang virus tiềm ẩn từ trước và khi mang thai miễn dịch giảm, virus hoạt động mạnh gây các tổn thương da thực thể. Tổn thương do HPV thường màu trắng, xám hoặc tím hồng, dạng nhú, dạng sùi rất đặc trưng.

3. Mẹ bầu bị viêm phụ khoa ảnh hưởng như thế nào đến em bé?

Mẹ bầu dù mắc bất cứ bệnh lý nào về phụ khoa cũng đều có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

  • Các bệnh lý như viêm âm hộ, viêm cổ tử cung… trong quá trình sinh thường có thể lây vi khuẩn sang em bé dẫn đến nguy cơ trẻ sơ sinh bị viêm phổi, viêm kết mạc, viêm da sau sinh.
  • Các bệnh phụ khoa lây qua đường sinh dục như giang mai, lậu, sùi mào gà… ảnh hưởng nghiêm trọng lên thai nhi. Bé có thể nhiễm lậu, giang mau thông qua dây rốn hay có những vết sùi mào gà trên da khi được sinh thường qua đường âm đạo. Do đó, nếu mắc những bệnh này, tốt nhất phụ nữ nên điều trị dứt điểm trước khi mang thai.
  • Ngoài ra, một số bệnh phụ khoa còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, khiến thai nhi chậm phát triển, tăng nguy cơ sinh non.

4. Phòng ngừa bệnh Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

phòng ngừa viêm âm đạo

Những thai đổi sinh lý nội tiết khi mang thai làm cho người mẹ rất dễ bị viêm phụ khoa và tái phát nhiều lần trong cả thai kỳ. Ngoài việc bác sĩ thăm khám và điều trị những đợt viêm cấp cho bệnh nhân thì bác sĩ cần trao đổi, tư vấn cho bệnh nhân những phương pháp hỗ trợ, phòng ngừa, giảm nguy cơ tái phát viêm phụ khoa cho các thai phụ:

  • Vệ sinh phụ khoa đúng cách, hạn chế rửa hay thụt nước vào trong âm đạo gay ẩm ướt, lau vệ sinh cần thực hiện từ trước ra sau tránh nhiễm khuẩn từ hậu môn
  • Mặc quần áo thoáng mát, đồ lót cần sử dụng chất cotton.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh từ khuyến cáo và kê đơn của bác sĩ sản phụ khoa.
  • Tăng cường dinh dưỡng, bổ sung vitamin, uống nhiều nước, hoa quả giúp tăng sức đề kháng
  • Vận động hợp lý tránh ngồi quá lâu gây bí bách.
  • Khám thai, khám phụ khoa định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trong trường hợp nghi ngờ viêm phụ khoa cần đi khám ngay, tránh tự ý mua thuốc điều trị hoặc không điều trị, điều đó có thể gây những biến chứng không mong muốn cho mẹ và thai nhi.

 Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén