Phải làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt sau dùng thuốc tránh thai

15:50 - 04/08/2022 Lượt xem: 403 Tác giả: Thanh Nga

Uống thuốc tránh thai là đưa một lượng nhất định hormone sinh dục nữ vào cơ thể nhằm ngăn cản hoặc làm chậm lại quá trình rụng trứng, có thể ngăn chặn việc làm tổ của trứng, làm biến đổi lớp nội mạc tử cung và có khả năng ngăn ngừa sự thụ thai. Tác dụng của thuốc cũng làm cho dịch nhầy ở cổ tử cung đặc lại và dày lên để ngăn tinh trùng xâm nhập tử cung. Kết quả là quá trình thụ thai sẽ không diễn ra. Tác dụng phụ của thuốc thường gặp là rối loạn kinh nguyệt do rối loạn nội tiết tố nên chu kỳ kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc muộn hơn, số lượng và màu sắc máu kinh cũng có thể thay đổi. Vậy phải làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt sau dùng thuốc tránh thai, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

1. Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau dùng thuốc tránh thai

Uống thuốc tránh thai có thể gây rối loạn kinh nguyệt tạm thời do nội tiết tố trong cơ thể không ổn định. Tuy nhiên việc sử dụng kéo dài thường gây rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng hơn do sự thiếu hụt canxi cùng với các vấn đề sức khỏe khác như giảm ham muốn, căng tức ngực, đau đầu,... Dưới đây là những triệu chứng rối loạn kinh nguyệt do thuốc tránh thai thường gặp:

Vô kinh

Thường các trường hợp vô kinh là do uống thuốc tránh thai khẩn cấp không đúng cách, gây ức chế quá trình rụng trứng. Khi rụng trứng không xảy ra, chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ không xuất hiện.

Kinh nguyệt tới muộn

Uống thuốc tránh thai có thể gây tình trạng kinh nguyệt tới muộn hơn 7 ngày so với chu kỳ bình thường. Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều tháng khi duy trì sử dụng thuốc tránh thai.

Kinh nguyệt tới sớm

Thường chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ kéo dài từ 28 - 32 ngày, có thể giữa các chu kỳ không đều nhau mà chênh lệch 2 - 3 ngày. Song nếu kinh nguyệt tới sớm hơn 7 ngày, nghĩa là một chu kỳ rụng trứng của bạn chỉ khoảng 21 ngày thì được gọi là tình trạng kinh nguyệt tới sớm.

Rong kinh

Rong kinh cũng là một trong những rối loạn kinh nguyệt mà người uống thuốc tránh thai gặp phải. Hiện tượng rong kinh khiến nhiều chị em nhầm rằng kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường, song đi kèm với đó là máu chảy nhiều hơn. Rong kinh kéo dài sẽ khiến phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu, da xanh xao, cơ thể mệt mỏi.

Ra máu âm đạo không liên quan đến chu kỳ kinh

Nguyên nhân khiến một số chị em uống thuốc tránh thai hàng ngày có hiện tượng ra máu bất thường là do bổ sung hàm lượng lớn hormone nội tiết khiến quá trình rụng trứng bị cản trở. Thường hiện tượng này không quá nghiêm trọng, nên cẩn thận ra máu có thể là dấu hiệu bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng khác

Rối loạn kinh nguyệt do thuốc tránh thai có thể đi kèm với các biểu hiện như: máu kinh màu đen, máu kinh vón cục, máu và dịch tiết âm đạo có mùi hôi,…

2. Rối loạn kinh nguyệt sau dùng thuốc tránh thai có sao không?

Đi kèm với rối loạn kinh nguyệt thì chị em còn có thể gặp một số vấn đề như:

  • Chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Cảm giác căng tức ngực trong 2 - 3 tuần đầu liên tục khi sử dụng thuốc tránh thai.
  • Cảm giác buồn nôn thường xuyên trong khoảng 3 tháng đầu khi sử dụng thuốc tránh thai, nhất là khi uống thuốc lúc đói. 
  • Tăng cân bất thường, không ít phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai có cân nặng tăng lên nhanh chóng khó kiểm soát.

rối loạn kinh nguyệt do dùng thuốc tránh thai

  • Đau nửa đầu có thể xuất hiện ở phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày do cơ thể chưa quen với hormone nội tiết tố bổ sung.
  • Giảm tiết dịch âm đạo: thường trong thời gian đầu dùng thuốc tránh thai, giảm tiết dịch âm đạo khiến chị em bị giảm ham muốn, cản trở quan hệ tình dục.
  • Khô mắt: Không chỉ bị khô dịch âm đạo, tác dụng phụ của thuốc tránh thai còn làm giảm tiết dịch chung trong cơ thể dẫn đến hiện tượng khô mắt.
  • Rối loạn tâm lý: Tâm trạng của phụ nữ khi sử dụng thuốc tránh thai thường không ổn định, đặc biệt một số nghiên cứu chỉ ra một số thuốc sử dụng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ.

Những ảnh hưởng của thuốc tránh thai như rối loạn kinh nguyệt chỉ xảy ra trong một vài tháng đầu khi bắt đầu dùng. Sau đó, khi nội tiết tố ổn định hơn, cơ thể sẽ dần trở về trạng thái bình thường. Song cần lưu ý sử dụng thuốc tránh thai đúng cách, theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cũng như hiệu quả của thuốc.

3. Phải làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt do dùng thuốc tránh thai?

Thông thường, khi mới sử dụng thuốc tránh thai, cơ thể sẽ cần thời gian để làm quen với những thay đổi do việc dùng thuốc mang lại. Bạn cũng nên chuẩn bị trước tinh thần với một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu và đau bụng. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn về loại thuốc và liều thuốc tránh thai phù hợp nhất. Nếu các tác dụng phụ xảy ra quá thường xuyên hoặc tình trạng rối loạn kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng, bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được điều chỉnh loại thuốc hoặc liều dùng phù hợp.

Để hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều do dùng thuốc tránh thai, chị em phụ nữ nên thử thay đổi lối sống lành mạnh hơn, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn nhiều loại rau củ, trái cây, đặc biệt là các thực phẩm chứa phytoestrogen – những hợp chất tự nhiên trong thực vật (đặc biệt là mầm đậu nành) có cấu trúc hóa học và tác dụng tương tự hormone estrogen với chế độ ăn lành mạnh giúp bạn giữ cân nặng ổn định, hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều do dùng thuốc tránh thai.

  • Tập thể dục đều đặn: cũng là phương pháp điều hòa kinh nguyệt tự nhiên.
  • Giảm căng thẳng, stress

Các bài tập thở, tập yoga, đi bộ, nghe nhạc, đọc sách,... thường xuyên có thể giảm căng thẳng, thư giãn tốt hơn. Điều này sẽ giúp các loại thuốc tránh thai hoạt động hiệu quả hơn, giúp điều hòa hormon và điều hòa kinh nguyệt tự nhiên.

  • Cân bằng nội tiết

Dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các chất chống lão hoá (acid alphalipoic và selen), tinh chất mầm đậu nành, giúp bổ sung khí huyết, cân bằng nội tiết tố, kiểm soát các triệu chứng khó chịu, rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai đa số là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, hãy chủ động đến khám bác sĩ để được tư vấn điều trị.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Các mũi tiêm và mốc tiêm cho bà bầu trước và trong khi mang thai
Nguyên nhân chính khiến IVF thất bại
Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
Nguyên nhân sinh non mẹ bầu cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh
Các bước thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ