Phòng bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em

16:43 - 12/07/2022 Lượt xem: 402 Tác giả: Kim Ngân

Viêm tiểu phế quản cấp tính là một bệnh hô hấp nặng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi, xẹp phổi…

1. Tìm hiểu về viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em

Viêm tiểu phế quản cấp tính là một bệnh hô hấp nặng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Bệnh mắc nhiều về mùa đông.

Tổn thương cơ bản của viêm tiểu phế quản cấp tính là tình trạng viêm xuất tiết, phù nề niêm mạc tiểu phế quản lan rộng và hậu quả là tắc hẹp đường thở nhỏ có đường kính< 2mm làm trẻ khó thở, tím tái, nếu không phát hiện kịp thời, điều trị tích cục trẻ có thể tử vong vì ngát thở.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ

- Viêm tiểu phế quản xảy ra khi một loại virus xâm nhập vào tiểu phế quản khiến tiểu phế quản sưng lên và bị viêm, tăng chất nhầy trong các đường dẫn khí này, khiến không khí khó có thể tự do lưu thông vào và ra khỏi phổi.

- Hầu hết các trường hợp viêm tiểu phế quản là do virus hợp bào hô hấp (Respiratory syncytial vius) gây ra. Viêm tiểu phế quản cũng có thể được gây ra bởi các loại virus khác, bao gồm cả những loại gây ra bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Trẻ sơ sinh có thể tái nhiễm Respiratory syncytial vius vì có ít nhất hai chủng gây bệnh.

- Các virus gây viêm tiểu phế quản rất dễ lây lan thông qua những giọt nước trong không khí khi người bệnh bị ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Hoặc trẻ bị lây khi chạm vào các đồ vật chung chẳng hạn như đồ dùng, khăn hoặc đồ chơi và sau đó trẻ dụi vào mắt, mũi hoặc miệng.

3. Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ mắc viêm tiểu phế quản cấp

Yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ mắc viêm tiểu phế quản cấp

Trẻ dưới 3 tháng tuổi có nguy cơ bị viêm tiểu phế quản cấp cao nhất vì phổi và hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Các yếu tố khác có liên quan đến việc tăng nguy cơ viêm phế quản cấp ở trẻ sơ sinh hoặc khiến bệnh nặng hơn như:

  • Trẻ nhỏ 2 tháng – 6 tháng và dưới 1 tuổi
  • Trẻ không được bú mẹ đầy đủ
  • Trẻ sinh non
  • Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Môi trường sống đông đúc chật hẹp
  • Bệnh tim có biến chứng tăng áp phổi
  • Bệnh phổi mạn như loạn sản phổi, suy giảm miễn dịch, bệnh thần kinh….

4. Biến chứng của viêm tiểu phế quản

Biến chứng thường gặp của bệnh là suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa.

Bệnh có thể sẽ tiến triển nặng với nhiều biến chứng và có thể dẫn tới tử vong trong các trường hợp: trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non - nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ có sẵn bệnh tim, phổi, suy giảm miễn dịch.

5. Triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ

Những triệu chứng ban đầu thường giống như cảm lạnh: sổ mũi, ho nhẹ và sốt nhẹ trong 1 đến 2 ngày. Sau đó, các triệu chứng này sẽ phố biến và tăng lên như:

  • Trẻ ho, thở nhanh và thở khò khè, cổ và ngực của trẻ có thể thấy rõ co kéo theo mỗi nhịp thở,
  • Trẻ có thể bị sốt từ 4 đến 5 ngày, trẻ bị khó thở sẽ rất mệt hoặc bị thiếu nước, nôn mửa kèm với ho hay tiêu chảy (phân lỏng, đi cầu nhiều hơn bình thường).
  • Các dấu hiệu nặng cần nhanh chóng đưa trẻ đi bệnh viện:
  • Trẻ sốt cao, dùng thuốc giảm sốt cũng không hạ.
  • Bỏ bú, nôn trớ, thở nhanh, khó thở, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng.
  • Da tím tái

6. Cách phòng tránh bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ

  • Các mẹ cần chú ý ngay từ trong thời gian mang thai: Khám thai định kỳ, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lao động hợp lý để đảm bảo trẻ sinh ra đủ tháng, đủ cân nặng.
  • Cho trẻ bú mẹ từ lúc mới sinh cho đến 2 tuổi, trẻ sẽ có nhiều kháng thể chống lại bệnh.
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
  • Chú ý dinh dưỡng cho trẻ, nên ăn dặm đúng cách.
  • Giữ ấm cho trẻ đặc biệt về mùa đông, khi thay đổi thời tiết.
  • Giữ cho môi trường trẻ ở được trong lành, tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá. Bố mẹ và người chăm sóc trẻ cần rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ.
  • Bệnh viêm tiểu phế quản là bệnh lây nhiễm, bệnh có thể lây lan qua hắt hơi và ho.Bệnh cũng có thể lây khi tay chạm vào miệng hay mũi sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Vì vậy mẹ nên tránh để trẻ tiếp xúc gần gũi với trẻ bị bệnh và người lớn đang bị viêm đường hô hấp.
  • Thường xuyên nhỏ mũi, họng cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%

Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
Grow baby dạng xịt - Hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não cho trẻ
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm miệng
Một số triệu chứng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh