Phòng ngừa viêm đường hô hấp ở trẻ

14:55 - 06/02/2023 Lượt xem: 460 Tác giả: Thu Hoàng

Bệnh viêm đường hô hấp là bệnh lý thường gặp ở trẻ, đặt biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Việc phòng bệnh là bí quyết giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Để giúp hệ hô hấp trẻ luôn khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh tấn công. Dưới đây là một số cách phòng bệnh cho trẻ bố mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Vì sao trẻ em hay bị viêm đường hô hấp

Trẻ em dễ mắc các bệnh đường hô hấp hơn người lớn do đặc điểm lứa tuổi còn nhỏ ham chơi nên vui đùa thỏa thích mà chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể. Trong khi đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập khi trẻ hít thở.

Đối với trẻ em, do đặc điểm đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh cũng dễ lây lan hơn. Đặc biệt là trẻ em ở bậc tiểu học bệnh đường hô hấp thường xuyên tấn công do hệ miễn dịch còn non nớt nên sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém. Chính vì vậy, trẻ không đủ sức chống đỡ với sự tấn công của các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

Chẳng hạn như trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, tiểu học vừa chơi đồ chơi trên đất bẩn rồi đưa tay đưa lên miệng hoặc ngoáy mũi là rất bình thường và vi khuẩn, virus tấn công dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Ngoài ra, các yếu tố môi trường như ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết, độ ẩm không khí thấp… cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới đường hô hấp ở trẻ nhỏ.

viêm đường hô hấp

2. Cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp

  • Rửa tay thường xuyên:

Rửa tay là cách cần thiết và có hiệu quả cao để phòng tránh viêm đường hô hấp cho trẻ hiệu quả thông qua việc chặn đứng sự lây lan của bệnh nhiễm trùng. Tay phải được làm ướt bằng nước và xà phòng thường, và cọ xát với nhau trong vòng 15 đến 30 giây. Dạy trẻ rửa tay trước và sau khi ăn và sau khi ho, hắt hơi.

  • Tiêm phòng vaccin

Do môi trường, dịch bệnh, sức đề kháng nên ai cũng có thể nhiễm các bệnh lý hô hấp như cúm, viêm mũi họng, hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản… cùng với COVID-19. Chính vì vậy việc chủ động tiêm vaccine phòng bệnh là vô cùng cấp thiết.

 Ngoài các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng, có một số loại bố mẹ nên bổ sung thêm cho bé để ngăn ngừa bệnh hô hấp. Trong đó phải kể đến tiêm phòng vaccine phòng cúm, vaccine phế cầu phòng tránh bệnh hô hấp do phế cầu gây ra, nhất là viêm phổi.

Lưu ý không tiêm vaccine khi trẻ đang bị cúm, nghi ngờ nhiễm cúm, hoặc đang bị các bệnh nhiễm trùng khác.

  • Giữ ấm cho trẻ:

Giữ ấm đường thở cho bé là vô cùng quan trọng để hệ hô hấp được khỏe mạnh nhất là trong mùa đông bằng các biện pháp: mặc ấm, giữ ấm cổ họng, đeo khẩu trang khi ra đường, đội mũi kín tai, ăn uống đồ nóng, ấm. Đó là cách mẹ giúp bé giảm thiểu nguy cơ viêm đường hô hấp.

viêm đường hô hấp

  • Cách ly với mầm bệnh

Cách ly những trẻ đã biết hoặc nghi ngờ đang mắc phải viêm đường hô hấp tại nhà, không cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác trong gia đình.

  • Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng đúng cách là một biện pháp hữu hiệu trợ giúp hệ hô hấp khỏe mạnh, tránh được bệnh truyền nhiễm tấn công. Cha mẹ nên hướng dẫn, nhắc nhở trẻ chải răng đúng cách và súc miệng bằng nước muối loãng trước khi đi ngủ và sáng ngủ dậy. Cần lưu ý, nước muối phải pha loãng, mùa lạnh dùng nước ấm.

Theo nghiên cứu, việc súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng có tác dụng rõ rệt trong việc phòng các bệnh viêm đường hô hấp, nhất là viêm họng do virus, vi khuẩn. Không chỉ vệ sinh răng miệng trước và sau ngủ, mà trước mỗi bữa ăn cũng cần lau miệng sạch sẽ, giảm sự xâm nhập mạnh của siêu vi trùng gây bệnh.

  • Chú ý chế độ ăn uống

- Để hệ hô hấp cũng như cơ thể thì không thể nói đến dinh dưỡng chăm sóc trẻ. Vì vậy cho trẻ uống đủ nước. Ăn đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm.

- Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, tôm, cua, gan động vật, các loại ngũ cốc,... Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, tránh táo bón, giúp nhuận tràng ở trẻ.

- Các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám, sữa chua… cũng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.

- Các loại trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, chuối... là những nguồn rất giàu vitamin C. Uống thêm các loại nước ép khác cũng giúp bạn tăng cường sức đề kháng trong mùa đông lạnh và dịch bệnh như hiện nay.

3. Khi nào trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp cần thăm khám?

Nếu trẻ có bất kỳ đặc điểm nào sau đây khi đang mắc bệnh viêm đường hô hấp, cha mẹ hay người chăm sóc nên đưa trẻ đi khám ngay, bất kể thời gian là ngày hay đêm.

  • Bỏ ăn, bỏ bú trong thời gian dài
  • Thay đổi hành vi, bao gồm cáu kỉnh hoặc thờ ơ (giảm khả năng đáp ứng); điều này thường yêu cầu trẻ phải được chăm sóc y tế ngay lập tức
  • Khó thở hoặc thở nhanh, thở gấp; điều này thường yêu cầu trẻ phải được chăm sóc y tế ngay lập tức
  • Sốt trên 38,4°C kéo dài hơn ba ngày
  • Ngạt mũi nặng hơn hoặc không cải thiện trong 10 ngày
  • Mắt đỏ hoặc chảy mủ vàng
  • Có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm trùng tai (đau, kéo tai, quấy khóc)

 Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
Grow baby dạng xịt - Hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não cho trẻ
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm miệng
Một số triệu chứng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh