Polyp túi mật khi mang thai

15:24 - 25/08/2022 Lượt xem: 500 Tác giả: Thu Hoàng

Polyp túi mật khi mang thai là một trong số các bệnh lý về gan mật thường gặp ở mẹ bầu bên cạnh sỏi mật, ứ mật hay bùn túi mật. Như vậy, khi mang thai mẹ bầu cần làm gì để thai kỳ khỏe mạnh khi bị polyp túi mật.

Polyp túi mật là dạng u nhỏ mọc ra từ niêm mạc túi mật, vì thế còn được gọi là u nhú niêm mạc tuyến túi mật. Phần lớn các trường hợp mắc polyp túi mật đều lành tính (khoảng 92%), còn lại 8% là polyp túi mật ác tính (ung thư). Polyp túi mật có thể mọc ra dưới dạng đơn lẻ hoặc thành chùm với kích thước phong phú. Nhưng hầu hết các trường hợp là chỉ có một polyp túi mật với kích thước nhỏ hơn 1cm.

1. Nguyên nhân gây polyp túi mật khi mang thai

polyp túi mật khi mang thai

Polyp túi mật được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau với các dạng chính như sau:  

Polyp thể cholesterol: chiếm tới hơn 50% trên tổng số ca mắc phải. Ở thể này, các khối polyp có kích thước khoảng từ 2-10mm, nhìn như những đốm vàng trên bề mặt niêm mạc túi mật. Nguyên nhân của trường hợp này là do dư thừa cholesterol gây nên sự lắng đọng của cholesterol trên thành túi mật.

Polyp thể viêm: chiếm khoảng 10% trong tổng số ca mắc bệnh. Bản chất của polyp viêm là các dạng mô xơ sẹo do tình trạng viêm mãn tính trên thành túi mật gây nên. Đường kính polyp viêm thường < 1cm, có chân rộng và lành tính.

Polyp thể u tuyến: chiếm khoảng 25% các trường hợp polyp túi mật, nguyên nhân là do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc túi mật. Polyp túi mật dạng thường có kích thước lớn (10-20mm), có cuống hoặc không có cuống.

2. Dấu hiệu nhận biết polyp túi mật khi mang thai

Phần lớn polyp túi mật thường phát triển âm thầm và không có triệu chứng. rõ ràng. Tuy nhiên mẹ bầu hãy lưu ý một số biểu hiện bất thường cảnh báo sau đây:

  • Xuất hiện những cơn đau tại vùng hạ sườn phải hoặc trên rốn. Những cơn đau này có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy từng người.
  • Rối loạn tiêu hóa: Có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và đau sau khi ăn nhiều thức ăn chiên xào, nhiều chất béo.
  • Đặc biệt, nếu mẹ bầu gặp phải các triệu chứng sau đây thì nên vào viện sớm để được điều trị kịp thời:
  • Cơn đau hạ sườn phải kéo dài trên 5h, đau lan ra sau lưng và dưới vai phải, cơn đau tăng lên khi hít thở sâu.
  • Bị sốt nhẹ hoặc ớn lạnh.
  • Có hiện tượng tắc mật như nước tiểu sẫm màu, da và mắt vàng, phân bạc màu.
  • Nôn, buồn nôn, bụng đầy trướng.

Hiện nay việc chẩn đoán polyp túi mật chủ yếu là qua siêu âm. Siêu âm sẽ giúp bác sĩ xác định được vị trí, kích thước, hình dạng của polyp túi mật, đồng thời theo dõi được tiến triển của chúng để có phương pháp điều trị thích hợp.

polyp túi mật khi mang thai

3. Những trường hợp có nguy cơ cao bị polyp túi mật khi mang thai

  • Gia đình có người mắc bệnh về túi mật.
  • Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì.
  • Mẹ bầu có chế độ ăn uống nhiều chất béo.
  • Mẹ bầu bị bệnh tiểu đường.

4. Cách điều trị polyp túi mật khi mang thai

Khi bị polyp, nếu túi mật không bị tổn hại nhiều, chức năng tiết mật vẫn bình thường thì mẹ bầu không cần phải lo lắng. Tuy nhiên nếu polyp khiến túi mật không thể tổng dịch mật ra ngoài được hoặc gây ra tình trạng đau bụng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi thì bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ mà đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị nội khoa: Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh nếu mẹ bầu có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt nhẹ, mệt mỏi, buồn nôn.

Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật cắt bỏ túi mật thường không được chỉ định trong 3 tháng đầu thai kỳ vì nguy cơ sảy thai cao, trừ những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Vì thế phẫu thuật cắt mật bằng phương pháp nội soi thường được chỉ định thực hiện vào 3 tháng giữa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

5. Khi bị polyp túi mật mẹ bầu cần lưu ý gì?

  • Kiểm soát tốt cân nặng, không ăn đồ quá nhiều dầu mỡ, dưỡng chất béo, không nhịn ăn quá lâu.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ…
  • Giữ đường huyết ổn định.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Tăng cường ăn rau xanh, thực phẩm giàu dưỡng chất xơ, trái cây ít ngọt.
  • Ngủ đủ giấc để ổn định tâm lý, nâng cao sức khỏe.
  • Thực hiện siêu âm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

6. Khi bị polyp túi mật nên ăn gì?

Chế độ ăn uống tốt nhất dành cho người bị polyp túi mật như sau:

polyp túi mật khi mang thai

  • Nên ăn các loại hoa quả và trái cây tươi đây là những thực phẩm có thể cung cấp rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể người bệnh.
  • Nên ăn lòng trắng trứng gà và các loại loại thịt bò, thịt nạc của lợn, thịt gà bỏ da….
  • Uống các loại sữa nguyên chất ít đường ít béo.
  • Nên ăn các thực phẩm có nhiều tinh bột như: bột gạo lứt, bột yến mạch, bột ngũ cốc…và các loại thực phẩm giàu chất xơ
  • Ăn các thực phẩm chứa nhiều chất đạm như cá biển, đậu, đỗ…và các loại thực phẩm có chất béo tốt như hạt hạnh nhân, óc chó, quả bơ, dầu ô lưu….

Để có thể ngăn ngừa sự phát triển của các khối u lành tính trong túi mật thì người bệnh nên hạn chế các loại đồ ăn có chứa nhiều cholesterol hoặc chất béo xấu như:

  • Sữa: Người bị Polyp túi mật nên hạn chế hoặc không nên uống quá nhiều sữa. Nếu thường xuyên bị đau bụng dưới bên phải thì bạn cần giảm số lượng sữa uống mỗi ngày.
  • Kiêng ăn lòng đỏ trứng gà vì thực phẩm này có chứa rất nhiều Cholesterol.
  • Người bị bệnh Polyp túi mật hay sỏi mật thì đều cần tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga….
  • Không nên ăn socola vì đây là loại thực phẩm có thể gây ra các triệu trứng của bệnh cũng như làm tăng khả năng phát triển của Polyp túi mật.

Ngoài những thức ăn đồ uống kể trên thì người bị bệnh Polyp túi mật cần tránh các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như: thịt mỡ, đồ chiên xào….để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

 

 

 

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén