Quy trình soi cổ tử cung bạn cần biết

03:19 - 14/11/2020 Lượt xem: 265

Soi cổ tử cung là phương pháp bác sĩ sử dụng một thiết bị phóng đại đặc biệt đưa vào khu vực cơ quan sinh dục nữ. Để kiểm tra âm hộ; âm đạo và cổ tử cung nhằm xác định vị trí và mức độ lan tỏa của tổn thương. 1. Soi cổ tử […]

Soi cổ tử cung là phương pháp bác sĩ sử dụng một thiết bị phóng đại đặc biệt đưa vào khu vực cơ quan sinh dục nữ. Để kiểm tra âm hộ; âm đạo và cổ tử cung nhằm xác định vị trí và mức độ lan tỏa của tổn thương.

1. Soi cổ tử cung là gì?

Soi cổ tử cung là phương pháp bác sĩ sử dụng một thiết bị phóng đại đặc biệt đưa vào khu vực cơ quan sinh dục nữ để kiểm tra âm hộ, âm đạo và cổ tử cung nhằm xác định vị trí và mức độ lan tỏa của tổn thương. Thủ thuật soi cổ tử cung được thực hiện bằng một máy soi có một nguồn sáng lạnh, chiếu ánh sáng vào cổ tử cung và phóng đại hình ảnh bên trong gấp từ 10 – 30 lần, cho phép bác sĩ quan sát được các tổn thương trên màn hình.

2. Soi cổ tử cung nhằm mục đích gì?

Tìm hiểu nguyên nhân gây xét nghiệm Pap bất thường, được khuyên thực hiện nếu bị chảy máu sau khi quan hệ tình dục;

Phát hiện ung thư cổ tử cung hoặc những tổn thương có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung;

Kiểm tra một vết loét hoặc vấn đề khác như mụn cóc sinh dục tìm thấy ở khu vực âm đạo và cổ tử cung;

Theo dõi các khu vực bất thường được nhìn thấy khi soi cổ tử cung trước đó như ngứa, viêm nhiễm cổ tử cung;

Đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh.

3. Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện?

Bác sĩ giải đáp cho bệnh nhân về những vấn đề cần thiết.

Thông báo cho bác sĩ về việc mình đang hoặc có thể mang thai; loại thuốc đang sử dụng, loại thuốc bị dị ứng, có vấn đề về đông máu; đã điều trị nhiễm trùng vùng chậu, âm đạo hoặc cổ tử cung…

Không quan hệ tình dục hoặc đặt bất kỳ thứ gì vào âm đạo (thụt rửa, tampon, thuốc âm đạo…) trong 24 giờ trước khi thực hiện thủ thuật;

Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu trước khi soi để xác định xem có mang thai hay không;

Làm trống bàng quang trước khi thực hiện thủ thuật;

Nếu phải thực hiện thủ thuật sinh thiết khoét chóp tử cung hay các sinh thiết khác yêu cầu phải tiêm thuốc tê, cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi sinh thiết;

Ký kết mẫu đơn đồng ý với rủi ro của thủ thuật;

4. Quy trình thực hiện soi cổ tử cung

Quy trình soi cổ tử cung bạn càn biết
Quy trình thực hiện soi cổ tử cung

Soi kiểm tra cổ tử cung được tiến hành qua 5 bước sau:

– Bước 1: Thăm khám sơ bộ. Bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra sơ bộ hệ sinh dục nữ, hỏi về các biểu hiện bất thường gặp phải.

– Bước 2: Đưa mỏ vịt vào âm đạo, bộc lộ rõ cổ tử cung.

– Bước 3: Bôi acid acetic, dùng máy soi phát hiện các bất thường.

– Bước 4: Bôi lugol (chứng nghiệm schiller) để đánh giá cổ tử cung.

– Bước 5: Nếu có nghi ngờ, bác sỹ có thể tiến hành sinh thiết ngay khi soi.

Thời gian soi cổ tử cung khoảng 5 -10 phút. Nó giúp chẩn đoán bệnh sớm để có phương án điều trị hữu hiệu nhất, đặc biệt là với các bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung.

5. Lưu ý trong và sau khi thực hiện phương pháp

Không đi soi khi đang trong kỳ kinh nguyệt (Thời điểm soi thường khoảng 8 – 12 ngày sau khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt cuối cùng);

Bạn sẽ được tiêm thuốc gây tê hoặc thuốc an thần để giảm cảm giác đau khi soi.

Trong quá trình soi, bác sĩ có thể sẽ kết hợp lấy mẫu sinh thiết. Sau đó bạn sẽ có cảm giác đau và có thể chảy máu ít, nên sử dụng bông gạc thấm chứ không nên sử dụng băng vệ sinh trong trường hợp này.

Không nên quan hệ tình dục hay thụt rửa âm đạo trong vòng 1 tuần kể từ khi soi xong.

Thực hiện khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc khi có các dấu hiệu bất thường để có thể phát hiện sớm các tình trạng bệnh lý của hệ sinh dục, nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy là đại chỉ khám thai và khám phụ khoa uy tín được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn để theo dõi thai kỳ và thăm khám phụ khoa. Để đặt lịch khám, bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)
Các mũi tiêm và mốc tiêm cho bà bầu trước và trong khi mang thai
Nguyên nhân chính khiến IVF thất bại
Xét nghiệm Thinprep – xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung