Sau khi làm Pap s’mear bao lâu thì nên làm lại?

08:03 - 03/08/2020 Lượt xem: 610

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm ở nữ giới, đứng thứ ba trên thế giới về tỷ lệ gây tử vong, chỉ sau ung thư vú và buồng trứng. Tất cả phụ nữ đều là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khi bắt đầu quan hệ tình dục. Tuy nhiên […]

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm ở nữ giới, đứng thứ ba trên thế giới về tỷ lệ gây tử vong, chỉ sau ung thư vú và buồng trứng. Tất cả phụ nữ đều là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khi bắt đầu quan hệ tình dục. Tuy nhiên với xét nghiệm Pap s’mear; chị em hoàn toàn có thể tầm soát sớm ung thư cổ tử cung. Vậy xét nghiệm Pap s’mear là gì và bao lâu thì nên làm lại? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

1. Xét nghiệm Pap là gì?

Xét nghiệm Pap, còn được gọi là xét nghiệm Pap s’mear, là một kiểm tra mà bác sĩ sử dụng để tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Thông qua Pap, bác sĩ có thể quan sát thấy những thay đổi trong các tế bào cổ tử cung; dự báo nguy cơ có thể biến thành ung thư thực sự sau này.

Xét nghiệm Pap được tiến hành khá đơn giản, chỉ mất khoảng 10 đến 20 phút.

Để làm xét nghiệm người bệnh được hướng dẫn nằm trên bàn; hai chân dang rộng, đặt chắc chắn trên bàn đạp. Âm đạo được mở rộng bằng “mỏ vịt”. Thông qua đó, bác sĩ quan sát được cổ tử cung và sử dụng tăm bông để lấy mẫu tế bào tại chỗ. Mẫu bệnh phẩm sẽ được đặt trong một lọ nhỏ, có chứa chất bảo quản và được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích dưới kính hiển vi.

xét nghiệm Pap s'mear,

Xét nghiệm Pap hoàn toàn không có tai biến hay làm tổn thương gì đến người bệnh. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ nhạy cảm quá mức; xét nghiệm PAP đôi khi có thể gây ra một chút khó chịu.

2. Sau khi làm Pap smear bao lâu thì nên làm lại?

Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ, phụ nữ nên lặp lại xét nghiệm Pap ba năm một lần trong độ tuổi từ 21 đến 29 tuổi. Đối với phụ nữ từ 30 tuổi trở lên; làm lại xét nghiệm sau bao lâu sẽ tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm HPV.

Xét nghiệm HPV giúp phát hiện sự có mặt của virus HPV; một trong những tác nhân phổ biến gây ung thư cổ tử cung. Do đó, bạn có thể lựa chọn thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và HPV (bộ hai xét nghiệm này gọi chung là Co-testing).

Có 2 trường hợp xảy ra ứng với kết quả cận lâm sàng HPV là âm tính hay dương tính.

      • Trường hợp HPV âm tính (không bị nhiễm HPV): bạn nên ưu tiên thực hiện Co-testing mỗi 5 năm một lần, hoặc tiếp tục làm Pap smear 3 năm/lần.
      • Trường hợp HPV dương tính (có nhiễm HPV): bệnh nhân cần thực hiện Co-testing trong 12 tháng tiếp theo.

Quy trình xét nghiệm HPV có thể được thực hiện dựa trên mẫu tế bào lấy từ cổ tử cung của phụ nữ, tương tự như Pap s’mear. Hình thức thực hiện như vậy gọi là “xét nghiệm HPV phân biệt”, nhằm phát hiện hai loại HPV chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung là HPV 16 và HPV 18. Đối với trường hợp dương tính với HPV, bạn cần phải làm thêm xét nghiệm HPV phân biệt để kiểm tra xem đó có phải là hai loại HPV gây ra ung thư cổ tử cung hay không.

Nếu nhận thấy một số yếu tố nguy cơ nhất định, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm xét nghiệm Pap với tần suất nhiều hơn, bất kể tuổi tác của bạn là bao nhiêu.

Những yếu tố nguy cơ này bao gồm:

      • Đã chẩn đoán phát hiện tế bào ung thư cổ tử cung hoặc xét nghiệm Pap cho thấy có sự xuất hiện của các tế bào tiền ung thư
      • Đã sử dụng thuốc diethylstilbestrol (một loại estrogen tổng hợp) trước khi sinh
      • Nhiễm HIV
      • Hệ thống miễn dịch suy yếu do phẫu thuật ghép tạng; hóa trị hoặc sử dụng thuốc có chứa corticosteroid trong thời gian dài
      • Có thói quen hút thuốc lá

Như vậy, vấn đề “làm Pap s’mear bao lâu thì nên làm lại” tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ và sự cân nhắc của người phụ nữ đối với những yếu tố nguy cơ của bản thân.

3. Khi nào có thể ngừng làm xét nghiệm Pap s’mear?

Trong một số trường hợp sau đây, bác sĩ sẽ cho ngừng thực hiện xét nghiệm Pap s’mear:

Phụ nữ cao tuổi

Xét nghiệm Pap s’mear thường quy ở phụ nữ ngoài tuổi 65 là không cần thiết. Đặc biệt là khi các kết quả trước đây đều âm tính.

xét nghiệm Pap s'mear,
Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi được nếu được phát hiện sớm

Phụ nữ sau khi cắt toàn bộ tử cung

Nếu chị em vì lý do nào đó phải cắt bỏ tử cung hoàn toàn (bao gồm cả cổ tử cung); bác sĩ sẽ cân nhắc ngừng thực hiện xét nghiệm Pap. Cụ thể:

      • Nếu phẫu thuật cắt tử cung bắt nguồn từ bệnh lý không liên quan đến ung thư, chẳng hạn như u xơ tử cung, bạn sẽ không phải làm xét nghiệm Pap s’mear nữa.
      • Nhưng nếu phẫu thuật cắt tử cung để loại bỏ các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiếp tục thực hiện phết tế bào cổ tử cung.

Sàng lọc Tầm soát và phát hiện sớm ung thư phụ khoa bằng xét nghiệm Pap s’mear được xem là “chìa khóa vàng” giúp kết quả điều trị mang lại hiệu quả cao. Qua đó, bệnh nhân giảm nguy cơ tử vong và giảm chi phí đáng kể.  Để đăng kí khám, xét nghiệm pap tầm soát ung thư  cổ tử cung sớm tại Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)