Soi cổ tử cung và những thông tin bạn cần biết

03:05 - 10/11/2020 Lượt xem: 283

1. Soi cổ tử cung (Soi CTC) là gì? Soi cổ tử cung là phương pháp quan sát cổ tử cung qua máy soi cổ tử cung (thiết bị phóng đại đặc biệt). Soi cổ tử cung chiếu ánh sáng qua âm đạo, vào cổ tử cung, có thể phóng to hình ảnh thật lên […]

1. Soi cổ tử cung (Soi CTC) là gì?

Soi cổ tử cung là phương pháp quan sát cổ tử cung qua máy soi cổ tử cung (thiết bị phóng đại đặc biệt). Soi cổ tử cung chiếu ánh sáng qua âm đạo, vào cổ tử cung, có thể phóng to hình ảnh thật lên gấp 10 – 30 lần. Phương pháp này giúp bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương trên cổ tử cung mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bên cạnh đó, soi cổ tử cung còn có thể kết hợp với bôi dung dịch acid acetic 3 – 5% (chứng nghiệm Hinselmann) và dung dịch lugol 2% (chứng nghiệm Schiller) vào cổ tử cung để giúp bác sĩ xác định chính xác các tổn thương ở cổ tử cung.

2. Soi cổ tử cung nhằm mục đích gì?

Soi cổ tử cung là phương pháp hữu ích giúp bác sĩ có thể chẩn đoán và đánh giá các bất thường ở cổ tử cung. Được thực hiện khi kết quả xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung cho thấy có những thay đổi bất thường trong tế bào.

Đặc biệt, phương pháp này giúp bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư vi xâm lấn khi chưa có triệu chứng lâm sàng. Khi phát hiện các tổn thương nghi ngờ tại cổ tử cung; bác sĩ sẽ bấm sinh thiết lại vị trí đó để lấy vài mảnh mô nhỏ, sau đó nhuộm, soi trên kính hiển vi để tìm ra tế bào ác tính, phục vụ việc chẩn đoán bệnh chính xác.

3. Soi cổ tử cung được chỉ định trong trường hợp nào

Soi cổ tr cung và những thông tin bạn cần biết

      • Viêm cổ tử cung
      • Tìm nguyên nhân gây đau, chảy máu âm đạo
      • Tìm nguyên nhân tổn thương cổ tử cung, xác định vùng ranh giới tổn thương cổ tử cung để tìm vị trí bấm sinh thiết
      • Mụn cóc sinh dục ở cổ tử cung
      • Khối tăng sản lành tính như các polyp (không phải ung thư)
      • Theo dõi tiến triển và đánh giá kết quả của quá trình điều trị bệnh

4. Những lưu ý bạn cần biết

      • Không soi CTC vào ngày hành kinh hoặc đang ra máu âm đạo nhiều;
      • Với phụ nữ còn kinh nguyệt: Nên soi vào ngày thứ 7 – ngày 12 của vòng kinh; khi cổ tử cung hé mở tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát và đánh giá tổn thương;
      • Với phụ nữ đã mãn kinh: Nên chuẩn bị bằng estrogen trước vài ngày để giúp cổ tử cung hé mở; tránh bỏ sót tổn thương khi soi.
      • Với trường hợp soi CTC có sinh thiết, bạn có thể bị đau nhức trong 1 – 2 ngày; kèm chảy máu âm đạo, dịch âm đạo có màu đen;
      • Trong ít nhất 24 giờ sau khi soi, bạn không nên thụt rửa âm đạo; sử dụng tampon, quan hệ tình dục hay sử dụng các thuốc đặt âm đạo;
      • Gọi ngay cho bác sĩ nếu: Chảy máu âm đạo nhiều (sử dụng nhiều hơn 1 miếng băng vệ sinh/giờ); có cơn đau bụng dưới nặng, bị sốt hoặc xuất hiện những cơn ớn lạnh, rùng mình.
Soi cổ tử cung là phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung hiệu quả, mang lại cơ hội chữa khỏi cao cho bệnh nhân. Vì vậy, khi có các dấu hiệu bất thường, phụ nữ nên sớm đi thăm khám chuyên sâu; để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh ung thư cổ tử cung. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy là địa chỉ khám thai và phụ khoa uy tín được nhiều phụ nữ tin tưởng lựa chọn để theo dõi thai kỳ và thăm khám phụ khoa. Để đặt lịch khám, bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Xét nghiệm Thinprep – xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang