Sỏi thận khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

11:59 - 28/06/2022 Lượt xem: 777 Tác giả: Kim Ngân

Sỏi thận khi mang thai tuy không ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi nhưng lại tác động rất nhiều đến sức khỏe của thai phụ. Hầu hết các trường hợp bị sỏi thận khi mang thai đều là do đã mang bệnh từ trước. Sỏi thận tuy không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng lại khiến thai phụ có cảm giác khó chịu, đặc biệt là khi sỏi phát triển gây nên tình trạng đau buốt, nhiễm trùng, đái rắt… Vì vậy, điều trị sỏi thận khi mang thai là điều hết sức quan trọng đối với mẹ bầu để tránh những hệ lụy nguy hiểm.

1. Nguyên nhân bị sỏi thận khi mang thai

Mẹ bầu cần tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp phòng ngừa và điều trị sỏi thận hiệu quả mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Một số nguyên nhân thường gặp gây nên sỏi thận khi mang thai gồm:

Do sự thay đổi chất trong cơ thể

Trong thời gian thai nghén cơ thể phụ nữ có hàng loạt sự thay đổi về chuyển hóa các chất hữu cơ và khoáng chất, chính những thay đổi đó có thể tạo điều kiện hình thành sỏi.

Sự phát triển của thai nhi

Thai nhi phát triển làm thay đổi vị trí của tử cung, chèn ép sự lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nước tiểu lắng đọng lại dễ sinh ra sỏi.

Do không uống đủ nước

Nhu cầu uống nước của phụ nữ mang thai tăng cao hơn bình thường, nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể khiến quá trình lọc của thận bị giảm, làm tăng nguy cơ đọng sỏi.

Vệ sinh đường tiểu không tốt

Việc vệ sinh không tốt sẽ gây nên viêm nhiễm đường tiết niệu, gây nhiễm khuẩn ngược dòng và làm tăng nguy cơ sỏi thận khi mang thai.

Do rối loạn khả năng hấp thụ canxi

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ xử lý canxi kém hiệu quả, mà việc thừa hoặc thiếu canxi là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận.

Do di truyền

Trong thai kỳ, mẹ bầu có thể mắc bệnh sỏi thận do tác động của hormone, chế độ ăn uống hoặc sỏi thận đã xuất hiện từ trước. Và phát triển triệu chứng trong thời gian mang thai. Bệnh có nguy cơ cao xảy ra đối với người nằm trong gia đình có tiền sử sỏi thận.

Kích ứng ruột

Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên, bao gồm: đi ngoài liên tục, táo bón,... Những dấu hiệu này đều cảnh báo nguy cơ viêm ruột mãn tính. Một số nghiên cứu nhận định viêm ruột gây kích thích nhu động ruột. Nếu tiêu hóa không hiệu quả thì thai phụ có khả năng hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu.

2. Triệu chứng của mẹ bầu khi bị sỏi thận

Điều trị sỏi thận khi mang thai sẽ cần phải phụ thuộc vào dấu hiệu bệnh lý của người bệnh để bác sĩ đủ căn cứ để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh sỏi thận thường rất khó để phát hiện được trong thời gian đầu, bởi vì những triệu chứng thường diễn ra một cách vô cùng âm thầm, lặng lẽ và ít có dấu hiệu bất kỳ nào cụ thể, đó là:

Vùng lưng dưới xuất hiện những cơn đau râm ran, di chuyển dần xuống vùng hông, lan sang xương chậu, cũng có thể đi kèm sốt nhẹ và chuột rút.

Có hiện tượng đau bụng dưới phía bên phải, cơn đau có khả năng lan rộng đền vùng bụng thắt lưng dưới rốn.

Mẹ bầu bị đi tiểu ra máu, do viên sỏi đã di chuyển và va chạm với các mô liên kết tế bào.

Khi đi tiểu sẽ có cảm giác bị đau buốt vì sỏi di chuyển xuống phần dưới của đường tiểu, vùng niệu quản và bàng quang.

3. Sỏi thận khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi

Sỏi thận khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Sỏi thận tuy không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng lại khiến thai phụ khó chịu, đặc biệt là khi sỏi phát triển gây đau buốt, đái rắt, nhiễm trùng... Hầu hết các thai phụ đều có thể sinh con bình thường mà không gặp vấn đề gì. Cũng có một số ít trường hợp sỏi thận gây đau bụng dữ dội khiến thai phụ sinh non. Do đó, chị em cần chủ động phòng ngừa sỏi thận, chú ý chế độ ăn uống hợp lý.

Nếu bị sỏi thận khi mang thai cần đến bệnh viện kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân, tình trạng sỏi, loại sỏi để có cách điều trị và chăm sóc bản thân phù hợp. Nếu là sỏi canxi thì không nên bổ sung canxi vì có thể khiến sỏi phát triển nhanh hơn. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trong suốt thời gian mang thai.

4. Điều trị sỏi thận khi mang thai

Đối với mẹ bầu không nên tự ý điều trị sỏi thận khi đang mang thai bằng bất kỳ loại thuốc nào mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, để ngăn chặn sự phát triển của sỏi cũng như những biến chứng có khả năng xảy ra. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sử dụng thuốc giảm đau.

Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ sỏi thận khi mang thai là uống thật nước. Nước sẽ làm loãng đi nước tiểu, khoáng chất, muối hữu cơ,….Ngoài ra các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng mẹ bầu nên tăng cường ăn các loại trái cây chứa nhiều nước như dưa hấu,…

Nếu sỏi đang nhỏ và không gây ra đau đớn hay có những triệu chứng gì ảnh hưởng đến thai kỳ thì không nên dùng thuốc để điều trị, chỉ cần uống thêm thật nhiều nước để tăng khả năng đào thải sỏi. Sỏi có thể đi theo đường nước tiểu và đi ra ngoài. Trường hợp mẹ bầu bị sỏi kích thước lớn hay sỏi làm tắc một bên niệu quản, gây triệu chứng khó chịu thì cần được can thiệp bằng một số phương pháp điều trị mà không dùng phẫu thuật.

Sỏi thận khi mang thai không phải là một căn bệnh hiếm gặp. Khi phát hiện bệnh, mẹ cần được đánh giá và theo dõi thật cẩn thận với các bác sĩ chuyên khoa ngoại tiết niệu. Mặc dù không có phương pháp điều trị sỏi thận khi mang thai cụ thể nhưng hầu hết đa số những mẹ bầu đều vượt qua thai kỳ khỏe mạnh mà không có bất cứ ảnh hưởng nào tổn hại đến sức khỏe mẹ và em bé.

5. Phòng ngừa sỏi thận khi mang thai

Phòng ngừa sỏi thận khi mang thai

Để hạn chế sự hình thành sỏi thận khi mang thai cần lưu ý một số điều sau:

  • Bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ
  • Mẹ bầu thường được khuyên bổ sung canxi trong thời kỳ mang thai, tuy nhiên việc bổ sung liều lượng như thế nào các mẹ bầu cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể
  • Mẹ bầu cần bổ sung đủ nước và tránh nhịn tiểu để hạn chế sự hình thành sỏi thận.
  • Vệ sinh đường tiểu sạch sẽ
  • Vệ sinh đường tiểu đúng cách sẽ hạn chế sự viêm, nhiễm đường tiết niệu để tránh nguy cơ gây sỏi.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén