Sự phát triển của thai 18 tuần

07:09 - 18/02/2020 Lượt xem: 382

Thai 18 tuần sẽ tập trung phát triển các giác quan và hiếu động hơn trong bụng mẹ. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé:

1. Thai 18 tuần phát triển như thế nào?

Thai nhi 18 tuần có kích thước khoảng 14,2 cm tính từ đầu đến mông và nặng khoảng 190 gram, tương đương một quả ớt chuông

Sự phát triển của thai 18 tuần

Đôi mắt của bé cũng đang phát triển và bây giờ chúng đang hướng về phía trước chứ không phải nhìn sang bên như trước đây. Võng mạc của bé bây giờ có thể phát hiện ra ánh sáng nếu mẹ giữ một cây đèn pin ngay bụng.

tai của thai nhi bắt đầu lồi ra bên ngoài, và đã bắt đầu có khả năng nghe. Mắt của thai nhi có thể nhìn về phía trước, và hệ tiêu hóa cũng dần dần hoạt động. Các dây thần kinh của thai nhi bắt đầu hình thành lớp vỏ bảo vệ myelin.

Bước sang tuần thứ 18, thính giác của thai nhi đã được hình thành. Em bé của thể nghe thấy những âm thành bên ngoài tử cung và đặc biệt hơn là nhận ra giọng nói của mẹ. Mẹ bầu hãy thường xuyên nói chuyện cùng bé để khi ra đời, bé có thể nhanh chóng nhận ra giọng nói của mẹ.

2. Sự thay đổi của thai phụ khi mang thai 18 tuần

– Chuột rút ở chân

Thai phụ có thể xuất hiện những cơn chuột rút ở chân khi đang ngủ. Hiện tượng này có thể là một vấn đề thực sự, bởi giấc ngủ của thai phụ vốn đã bị ảnh hưởng bởi cảm giác buồn tiểu và phải đi tiểu nhiều lần trong đêm khi mang thai.

– Đói bụng, thèm ăn

Là một hiện tượng phổ biến trong giai đoạn này. Mẹ có thể lựa chọn những món ăn chính và đồ ăn nhẹ giàu chất dinh dưỡng thay vì những loại đồ ăn nhanh

– Phù chân

Thai phụ bắt đầu xuất hiện hiện tượng phù chân (phù là do cơ thể tăng tích nước ở các mô). Để giảm nhẹ triệu chứng này, thai phụ không nên đứng hoặc ngồi quá lâu; hãy gác chân lên cao mỗi khi có thể

– Rạn da 

Thai nhi phát triển ngày một lớn hơn thì các vết rạn sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn, và kem dưỡng da có thể giúp ích phần nào trong trường hợp này.

– Nhũ hoa, vết tàn nhang, nách, bên trong đùi và âm hộ đều có thể trở nên thâm hơn

Một vệt tối màu kéo dài từ rốn đến xương mu đã xuất hiện như thể chia bụng mẹ ra làm đôi vậy. Đừng quá lo buồn mẹ nhé, những mảng tối màu có thể nhạt dần trong thời ngắn sau khi sinh.

Trong lúc này, cần tránh ánh nắng mặt trời làm tăng sự thay đổi sắc tố da. Mẹ nên mặc áo khoác, đội mũ rộng vành và sử dụng kem chống nắng khi bạn ra ngoài. Bạn cũng có thể trang điểm nhẹ để che đi các đốm trên da mặt.

– Đau, mỏi lưng

Do trong thời gian mang thai, các khớp xương chậu của mẹ bắt đầu nới lỏng, bụng của mẹ sẽ trở nên quá khổ và khiến khả năng giữ thăng bằng bị thiếu hụt nghiêm trọng

3. Một vài mẹo nhỏ giúp mẹ tránh những cơn đau lưng đặc trưng của thai 18 tuần

Tránh ngồi lâu hơn một giờ đồng hồ mà không đi lại hay nghỉ ngơi, thư giãn khớp và cơ. Tốt nhất mẹ nên vận động sau khi ngồi yên một chỗ trong khoảng 15p để tránh tình trạng đau lưng xảy ra.

Tránh nâng vật nặng. Nếu mẹ bắt buộc phải làm điều này, hãy thực hiện thật chậm rãi. Mẹ nên đứng hai chân bằng vai để giữ thăng bằng thật tốt, sau đó khuỵu gối xuống thay vì gập người để lấy vật nặng lên. Mẹ nên dùng lực từ tay và chân chứ không phải từ lưng. Nếu mẹ phải xách túi mua sắm nặng; hãy chia một túi làm hai và xách ở hai bên tay thay vì bê túi nặng ở phía trước

Tránh đứng quá lâu. Nếu công việc mẹ đang làm bắt buộc mẹ phải đứng một chỗ; hãy sử dụng một chiếc ghế thấp để kê một chân lên nhằm giảm áp lực lên vùng lưng. Nếu mẹ phải đứng trên nền bếp lạnh để rửa chén hay nấu ăn, hãy đứng trên thảm dày và êm để giảm bớt lực cơ thể lên lưng.

4. Lời khuyên cho mẹ khi thai 18 tuần 

Hãy tạm biệt với những đôi giày cao gót. Mẹ chỉ nên mang những đôi giày có đế thấp và bằng. Từ giai đoạn thứ hai của thai kỳ, do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể, chân Mẹ có khuynh hướng sưng phù, vì vậy Mẹ nên sắm những đôi giày với kích cỡ lớn hơn và nên chọn những đôi đế thấp để tăng độ vững của đôi chân khi phải gánh thêm bụng bầu, đồng thời giữ cho mẹ được thoải mái cả ngày dài Mẹ nhé!

Bạn nên tiếp tục tập thế dục nhưng tránh những môn thể thao có cường độ cao; chuyển động mạnh hoặc đột ngột thay đổi vị trí hay những động tác nằm sấp, nằm ngửa.

Mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống đa dạng gồm nhiều carbohydrate; các loại trái cây và rau củ quả, protein và các thực phẩm từ sữa; chất béo lành mạnh…

Tham gia các lớp học tiền sản sẽ giúp mẹ có cơ hội giao lưu, học hỏi; chia sẻ kinh nghiệm mang thai với những mẹ bầu khác.

Xem thêm: Sự phát triển của thai 19 tuần

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng trứng
Viêm lưỡi bản đồ - Dấu hiệu, triệu trứng và cách phòng ngừa