Tắc tia sữa sau sinh

10:05 - 25/04/2022 Lượt xem: 575 Tác giả: Thanh Nga

Tắc tia sữa sau sinh là tình trạng mà không ít sản phụ gặp phải. Hiện tượng này gây đau nhức, mệt mỏi với mẹ và ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi con bằng sữa mẹ nên cần được khắc phục sớm.Tắc tia sữa có thể gặp trong bất cứ thời điểm nào sau khi sinh. Tuy nhiên thường hay gặp nhất là trong tuần lễ đầu tiên. Khoảng 15% phụ nữ cho con bú bị cương vú, căng tức, đôi khi cũng gặp trường hợp tắc tia sữa bị sốt hay tắc tia sữa thành cục cứng.

Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị ứ đọng và giữ lại trong các ống dẫn sữa mà không được đẩy ra ngoài. Hiện tượng này khiến việc cho con bú gặp nhiều khó khăn, gây đau đớn cho người mẹ.

Tắc tia sữa cần được phát hiện và điều trị sớm để sức khỏe của mẹ không bị ảnh hưởng cũng như việc nuôi con bằng sữa mẹ không bị gián đoạn.

1. Thời điểm thường xảy ra tắc tia sữa

Vài ngày sau sinh, bà mẹ cảm thấy vú nóng, nặng và cứng. Sữa bắt đầu được tiết ra thành các tia sữa trong tuyến vú căng sữa có cảm giác như nổi cục, mặc dù dịch sữa vẫn được tiết ra. Ðây là hiện tượng căng sữa thường xảy ra vào ngày thứ 2-3 sau sinh. Nếu không được can thiệp kịp thời, tắc tia sữa có thể làm cho mẹ dễ bị nhiễm trùng, sốt, trầm cảm sau sinh...

2. Nguyên nhân

Tắc tia sữa sau sinh do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể kể đến như:

Mới sinh: Sau khi sinh, sữa đã được sản xuất nhiều trong bầu ngực nhưng lại chưa thể chảy ra ngoài cho bé bú dẫn đến ứ đọng khiến bầu ngực căng cứng và gây tắc tia sữa. Mẹ có thể bị sốt nhẹ trong trường hợp này.

Mẹ nhiều sữa: Nhiều sản phụ có nhiều sữa nhưng bé lại không bú hết dẫn đến sữa dư thừa tồn đọng trong bầu ngực, gây tắc nghẽn. Với trường hợp này, mẹ nên hút sữa ra ngoài thay vì chỉ cho bé bú trực tiếp.

tắc tia sữa sau sinh

Bé bú không đúng khớp: Nhiều trường hợp bé vẫn ngậm vú và mút nhưng nếu bé ngậm không đúng khớp thì con sẽ không bú được hết lượng sữa mẹ sản xuất ra. Sữa dư thừa sẽ tồn đọng lại và gây tắc tia sữa.

Mẹ không cho bú thường xuyên: Nếu mẹ không cho bé bú hoặc hút sữa thường xuyên, thường là trên 5 tiếng sẽ khiến sữa bị tồn đọng, gây bít tắc ống dẫn sữa.

Ngực chịu áp lực: Nếu sau sinh mẹ mặc áo ngực quá chặt, quá bó có thể khiến tia sữa bị chèn ép và gây tắc. Ngoài ra, nằm sấp khi ngủ cũng có thể gây nên tình trạng này.

Ít hút sữa: Bé bú mẹ trực tiếp có thể không bú được hết lượng sữa mà mẹ sản xuất ra. Nếu bạn không hút sữa hoặc hút chưa hết sữa cũng có thể gây tắc tia sữa do lượng sữa dư thừa ứ đọng lâu trong bầu ngực.

Căng thẳng, stress: Tâm lý cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa mẹ cũng như làm tăng nguy cơ bị tắc tia sữa, mất sữa nếu mẹ thường xuyên căng thẳng, stress. Tình trạng này khá thường gặp khi em bé chào đời cuộc sống của mẹ bị đảo lộn nhiều, nhất là với những người lần đầu làm mẹ.

3. Triệu chứng của tắc tia sữa

Tùy vào mức độ tắc tia sữa mà mẹ sẽ có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Triệu chứng của tắc tia sữa thường biểu hiện từ từ, từ nhẹ tới nặng. Dưới đây là một số biểu hiện của tình trạng tắc tia sữa sau sinh:

Bầu ngực của mẹ bị căng tức, cương cứng, đau và mức độ đau sẽ càng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Sữa của mẹ tiết ra chậm hơn, ít hơn hoặc một số trường hợp nặng dù mẹ có hút sữa bằng tay hoặc bằng máy thì cũng không thấy sữa tiết ra từ bầu ngực.

Xuất hiện những cục cứng, có kích thước khác nhau ở bầu ngực của mẹ. Khi sờ vào những cục này gây đau nhức. Bầu ngực của mẹ nóng bất thường, kèm theo đó có thể là tình trạng sốt, đau đầu, mệt mỏi,…

4. Điều trị tắc tia sữa

Mục đích của việc điều trị tắc tia sữa đó là làm tan những cục ứ đọng và làm thông tia sữa.

Dưới đây là những hướng dẫn giúp điều trị hiệu quả tình trạng tắc tia sữa sau sinh:

  • Nên chườm khăn ấm lên ngực hoặc xoa bóp ngực nhẹ nhàng trước khi cho con bú.
  • Sau khi cho con bú, mẹ vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa để tránh tình trạng sữa còn sót lại gây ứ đọng.
  • Khi có biểu hiện tắc sữa, mẹ nên cho trẻ bú bên ngực bị tắc trước sau đó mới chuyển sang bên còn lại.
  • Mẹ xoa bóp đầu ti nhẹ nhàng theo vòng tròn để giúp kích thích và khơi thông tia sữa.
  • Nếu tình trạng tắc không được cải thiện hiệu quả bằng những cách trên hoặc để lâu ngày dẫn đến viêm vú, áp xe vú thì mẹ cần đi khám để được bác sĩ điều trị. Thông thường với những trường hợp viêm hoặc áp xe, bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc có thể phải trích mủ.

5. Biện pháp phòng ngừa tắc tia sữa

Tắc tia sữa sau sinh không chỉ khiến mẹ khó chịu, đau đớn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Vì thế, cần phòng ngừa trước khi gặp phải tình trạng này. Mẹ hãy áp dụng các cách dưới đây:

  • Cho bé bú thường xuyên, đúng cữ. Nếu bé không bú thì mẹ cần hút sữa đúng cữ để đảm bảo sữa luôn được sản xuất cũng như được đẩy ra ngoài hết để tránh ứ đọng trong bầu ngực.
  • Uống đủ nước mỗi ngày giúp sản xuất sữa được nhiều hơn cũng như khơi thông tuyến sữa cho sữa chảy ra dễ dàng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp, hạn chế căng thẳng, stress giai đoạn sau sinh và cho con bú.
  • Không mặc áo ngực quá chật và hạn chế tác động mạnh lên bầu ngực.
  • Mẹ thường xuyên tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… vừa tốt cho sự hồi phục sức khỏe vừa hỗ trợ sản xuất sữa và ngăn ngừa nguy cơ tắc tia sữa sau sinh.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục
Tại sao sinh mổ không nên đặt vòng tránh thai?
Gợi ý thực đơn giảm cân sau sinh cho mẹ về dáng nhanh
Bí quyết lấy lại vóc dáng sau sinh thon gọn
Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch?