Tăng huyết áp khi mang thai

06:39 - 12/11/2020 Lượt xem: 301

Tăng huyết áp khi mang thai là nguyên nhân của 25% trường hợp trẻ sinh non. Tăng huyết áp khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có tiền sản giật, đe dọa trực tiếp sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé. 1. Tăng huyết áp là gì? […]

Tăng huyết áp khi mang thai là nguyên nhân của 25% trường hợp trẻ sinh non. Tăng huyết áp khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có tiền sản giật, đe dọa trực tiếp sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé.

1. Tăng huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch khi tim co bóp để bơm máu đi khắp cơ thể. Tăng huyết áp được xác định là khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Tăng huyết áp có thể dẫn đến những vấn đề về sức khỏe. Trong quá trình mang thai, tăng huyết áp nặng hoặc không kiểm soát có thể gây ra các biến chứng cho mẹ bầu và thai nhi.

Tăng huyết áp kết hợp với protein niệu, phù để chẩn đoán bệnh lý tiền sản giật- một bệnh lý vô cùng nguy hiểm trong quá trình mang thai.

Bệnh tăng huyết áp với thai kỳ

2. Cao huyết áp khi mang thai có thể gây ra những vấn đề gì?

Đối với mẹ: Tăng huyết áp khi mang thai nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến các tai biến nguy hiểm cho thai phụ như rau bong non, tai biến mạch máu não, suy tạng, nguy cơ mắc tiền sản giật cao, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh thận và đột quỵ.

Đối với thai: Nếu mẹ bị tăng huyết áp con có nguy cơ:

      • Thai chậm phát triển, nhẹ cân hay suy dinh dưỡng.
      • Sinh non
      • Chết lưu

3. Phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp đối với phụ nữ có thai

Trong chế độ ăn uống

      • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
      • Hạn chế sử dụng nhiều muối trong chế biến món ăn.
      • Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
      • Hạn chế calo trong trường hợp béo bệu
      • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá…
      • Giảm bớt mỡ trong chế độ ăn khi có dấu hiệu xơ vữa động mạch.

Trong chế độ sinh hoạt

      • Tập luyện thể dục tăng cường sức khỏe, giúp máu lưu thông.
      • Người đã có lần bị tăng huyết áp cần điều trị đúng cách và theo dõi định kỳ
      • Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng không cần thiết.
      • Đảm bảo ngủ đủ giấc và có giấc ngủ tốt

Trong quá trình mang thai

      • Khám thai định kỳ và đo huyết áp mỗi lần khám thai. Nếu phát hiện bị tăng huyết áp trước khi mang thai (tăng huyết áp mạn tính) phải điều trị ổn định tùy theo căn nguyên gây tăng huyết áp.
      • Tăng huyết áp đơn thuần không có các biểu hiện của tiền sản giật cần theo dõi huyết áp thường xuyên khi khám thai, tuân thủ chế độ vận động, luyện tập đều đặn hàng ngày.
      • Tăng huyết áp trong tiền sản giật (tăng huyết áp + protein niệu + phù) phải được điều trị nội trú tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Tăng huyết áp là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Vì vậy trong quá trình mang thai mẹ bầu cần được theo dõi huyết áp hằng ngày nếu thấy bất thường cần đi khám ngay để được tư vấn, điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Phòng khám Sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ là địa chỉ khám thai lớn và uy tín nhất tại Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện phụ sản Trung Ương, phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ để các mẹ bầu có thể yên tâm chào đón những thiên thần khoẻ mạnh. Để đặt lịch khám nhanh chóng và thuận tiện, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN  hoặc Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?