Tiền sản giật có thể gây biến chứng nguy hiểm nào cho mẹ và thai nhi

02:36 - 23/04/2021 Lượt xem: 447

Tiền sản giật là bệnh lý liên quan đến thai nghén ở phụ nữ, có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề cho mẹ và thai nhi nếu không được điều trị kịp thời.

1. Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20) với 3 triệu chứng: Tăng huyết áp, protein niệu và phù.

Tiền sản giật là giai đoạn xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Giai đoạn sản giật có thể kéo dài vài giờ, vài ngày, vài tuần hoặc chỉ thoáng qua tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh.

2. Nguyên nhân gây tiền sản giật

Cho đến nay, người ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân sinh bệnh của tiền sản giật. Tuy nhiên, có một số yếu tố sau đây có thể góp phần dẫn đến sự xuất hiện tiền sản giật.

  • Thai phụ bị một số chứng rối loạn như máu khó đông, có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus (lở ngoài da) trước đó.
  • Phản xạ trong căng tử cung trong đa thai, thai to.
  • Có người thân trong nhà như bà, mẹ, cô, dì hay chị em ruột,… bị tiền sản giật.
  • Bị béo phì, thừa cân trong thai kỳ.
  • Thiếu máu cục bộ tử cung – nhau.

3. Triệu chứng

– Phù

Biểu hiện: Phù trắng mềm, ấn lõm – cần phân biệt

Phù sinh lý gặp ở thai phụ bình thường trong 3 tháng cuối, chỉ phù nhẹ ở chân, phù về chiều, nằm nghỉ kê cao chân sẽ hết.

Phù bệnh lý nếu phù toàn thân, phù từ buổi sáng, kê cao chân không hết. Nặng có thể phù tràn dịch đa màng (màng phổi, màng bụng), phù não.

– Tăng huyết áp

Tiền sản giật có thể gây biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi

Đây là dấu hiệu hay gặp nhất và sớm nhất, có giá trị chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng.

  • Huyết áp tối đa ≥ 140mmHg và/ hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg (đo 2 lần cách nhau ít nhất 4 giờ khi nghỉ ngơi, xảy ra 20 tuần tuổi thai ở phụ nữ có huyết áp trước đó bình thường).
  • Những trường hợp có huyết áp tối đa tăng hơn 30mmHg hoặc huyết áp tối thiểu tăng hơn 15mmHg so với trị số huyết áp khi chưa có thai cần được quan tâm đặc biệt, vì có thể xuất hiện tiền sản giật.
  • Huyết áp càng cao thì tiên lượng tiền sản giật càng nặng.
  • Huyết áp tâm thu ≥ 160mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110mmHg, phải được xác định nhanh chóng (vài phút) để sử dụng thuốc hạ áp kịp thời.

Nếu sau đẻ 6 tuần mà huyết áp còn cao, nguy cơ trở thành do tăng huyết áp mạn tính, cần phải khám chuyên khoa tim mạch để có hướng chẩn đoán và điều trị kịp thời.

– Protein niệu

Mức độ protein niệu có thể thay đổi nhiều trong 24 giờ. Do đó, xét nghiệm để protein niệu chính xác thì nước tiểu phải được lấy mẫu trong 24 giờ.

Protein niệu dương tính khi lượng protein lớn hơn 0,3g/l/24 giờ hoặc trên 0,5g/l/ mẫu nước tiểu ngẫu nhiên.

– Triệu chứng kèm theo, thể hiện tiền sản giật nặng

  • Thiếu máu: Mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt.
  • Dấu hiệu tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, hạ sườn phải.
  • Dấu hiệu thần kinh: Đau vùng chẩm, thuốc giảm đau không đỡ, lờ đờ.
  • Dấu hiệu thị giác: Hoa mắt chóng mặt, sợ ánh sáng, giảm thị lực.
  • Dấu hiệu tràn dịch đa màng: Bụng, tim, phổi.

4. Biến chứng

– Biến chứng tiền sản giật cho mẹ:

  • Hệ thần kinh trung ương sản giật: Phù não, xuất huyết não – màng não.
  • Mắt: Phù võng mạc, mù mắt.
  • Thận: Suy thận cấp.
  • Gan: chảy máu dưới bao gan, vỡ gan, suy gan.
  • Tim, phổi: suy tim cấp, phù phổi cấp (gặp trong TSG nặng).
  • Huyết học: Rối loạn đông – chảy máu, giảm tiểu cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch, giảm tiểu cầu.
  • Tăng huyết áp mạn, viêm thận mạn.

– Biến chứng cho thai:

5. Dự phòng tiền sản giật như thế nào?

  • Đăng ký quản lý thai nghén là khâu cơ bản nhất trong dự phòng tiền sản giật. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tiền sản giật bằng cách kiểm tra huyết áp và xét nghiệm protein trong nước tiểu mỗi lần khám thai.
  • Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng (đặc biệt protein), bổ sung canxi, ăn nhạt.
  • Giữ ấm.
  • Phát hiện sớm, điều trị kịp thời những sản phụ có nguy cơ cao để ngăn xảy ra sản giật.
  • Chăm sóc liên tục trong thời kỳ thai sản.
  • Xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật khi thai 12 – 14 tuần để dùng thuốc dự phòng khi kết quả nguy cơ cao.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?