Tiểu đường sau sinh có tự hết không?

16:10 - 12/02/2023 Lượt xem: 386 Tác giả: Thu Hoàng

Theo thống kê có 5 – 10% mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ bị biến chứng thành tiểu đường tuýp 2 sau sinh. Có khoảng 50% mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ bị biến chứng thành tiểu đường tuýp 2 vào 5 – 10 năm sau sinh. Vậy tiểu đường sau sinh có tự hết không và làm sao để kiểm soát tiểu đường sau sinh.

1. Kiểm soát tiểu đường thai kỳ sau sinh quan trọng như thế nào?

Thông thường, bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh xong. Nhưng không vì thế mà các mẹ bầu chủ quan bởi mẹ có thể bị tiểu đường tuýp 2 ngay sau đó, vì thế cần thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nhất các bất thường.

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nếu được bác sĩ theo dõi và phát hiện sớm từ giai đoạn tiền tiểu đường, có thể giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học, hợp lý.

Việc thăm khám và điều trị tiểu đường thai kỳ sớm cũng giúp chị em cải thiện được tình trạng đường huyết tăng cao, làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm khác.

Việc sàng lọc tiểu đường tuýp 2 sau sinh cũng giúp chị em giảm nhẹ nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai tiếp theo, như: khó sinh, sinh non, tăng huyết áp, dị tật bẩm sinh, hạ đường huyết,…

Do đó. việc kiểm soát tiểu đường thai kỳ sau sinh là vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp chị em có biện pháp phù hợp để ngăn ngừa bệnh phát triển thành các biến chứng nguy hiểm.

tiểu đường sau sinh

2. Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không?

Tiểu đường thai kỳ sau sinh bao lâu thì hết là thắc mắc của hầu hết mẹ bầu khi chẳng may mắc phải căn bệnh này. Thông thường bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau khi sinh khoảng 1 – 3 tháng. Thế nhưng, nếu không kiểm soát đường huyết tốt, chị em vẫn có khả năng mắc tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai tiếp theo.

Nhiều trường hợp, chị em mắc tiểu đường nhẹ trước khi mang thai nhưng lại không phát hiện và điều trị sớm. Đến khi mang thai mới phát hiện ra, thì bệnh sẽ phát triển ngày một nặng hơn và chị em có thể phải chung sống với nó suốt cả đời.

Theo thống kê:

Có 5 – 10% mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ bị biến chứng thành tiểu đường tuýp 2 sau sinh.

Có khoảng 50% mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ bị biến chứng thành tiểu đường tuýp 2 vào 5 – 10 năm sau sinh.

Đó là lý do tại sao mẹ bầu cần phải tới bệnh viện khám thai định kỳ để phát hiện và tầm soát bệnh tiểu đường. Bên cạnh việc ổn định lượng đường trong máu, chị em nên để ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

3. Chế độ ăn uống vận động, ăn uống cho người tiểu đường sau sinh

Để hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ sau sinh, chị em nên thay đổi chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao để ổn định đường huyết. Với những chị em mắc tiểu đường tuýp 2, thì việc chăm sóc sức khỏe phù hợp sẽ giúp chị em tránh được những hậu quả phức tạp, không thể lường trước được như mờ mắt, hoại tứ chi, suy thận.

  • Chế độ ăn uống:

Chị em nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, chứ không cần phải kiêng tuyệt đối các loại thực phẩm giàu tinh bột, hay đồ ngọt. Thay vào đó, chị em nên cắt giảm lượng tinh bột, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chất đạm và chất béo lành mạnh. Thêm vào đó, chị em chỉ nên ăn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày thành 5 – 6 bữa để tránh lượng đường huyết tăng đột ngột.

Trước khi ăn cơm, chị em nên ăn thật nhiều rau xanh để làm chậm quá trình hấp thu tinh bột, cũng như giải phóng lượng đường vào trong máu.

  • Chế độ sinh hoạt, luyện tập:

Chị em nên tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng từ 30 – 60 phút mỗi ngày theo tư vấn của bác sĩ để nâng cao thể lực, cải thiện độ nhạy cảm của insulin, cũng như giảm nồng độ đường huyết.

Duy trì cân nặng ở mức ổn định và phù hợp với thể trạng của bản thân.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

Bài viết liên quan

Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 2)
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)
Tầm quan trọng của việc lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh
Lịch tiêm phòng Vaccine cho bé từ 0 – 24 tháng tuổi mẹ cần nắm được
LƯU Ý NHỮNG NGÀY GẦN SINH VÀ SAU SINH CHO MẸ BẦU