Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và thai nhi?

10:47 - 20/07/2022 Lượt xem: 512 Tác giả: Thanh Nga

Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 10-20% tổng số phụ nữ mang thai, có nhiều nguy cơ cho mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường thai kỳ đối với thai phụ

  • Tăng nguy cơ sảy thai.
  • Tăng nguy cơ bị chấn thương đường sinh dục trong khi sinh nở do thai quá lớn, thường được chỉ định mổ.
  • Tăng nguy cơ mắc tiền sản giật.
  • Tăng nguy cơ đa ối.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng, băng huyết sau sinh.
  • Tăng nguy cơ bị tiểu đường sau sinh.

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi

  • Thai to: thai to do tăng tích trữ mỡ, do hàm lượng đường trong máu của mẹ tăng cao, truyền qua thai nhi, em bé phải tiêu thụ nhanh chóng một lượng đường bằng cách chuyển chúng tích trữ dưới dạng mô mỡ dẫn tới thai nhi phát triển quá mức. Thai to có thể dẫn đến nguy cơ thai chết lưu, các biến cố lúc sinh như : kẹt vai, gãy xương đòn, sinh khó, ....hay một số biến chứng ở thai sau khi sinh ra như : liệt các đám rối cánh tay do kẹt vai, hạ đường huyết, suy hô hấp, hạ canxi máu, vàng da ... 
  • Tăng nguy cơ sẩy thai, chết lưu thai, sinh non.
  • Tăng nguy cơ thai chậm phát triển trong tử cung do suy chức năng bánh nhau.
  • Tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở hệ thần kinh trung ương, xương, tim mạch, hệ tiêu hóa...

Việc đầu tiên các bà bầu cần làm khi phát hiện bị tiểu đường thai kỳ là thay đổi chế độ ăn uống để giảm lượng đường, chất béo trong bữa ăn hàng ngày. Không nên vì lo sợ tăng đường huyết mà bỏ bữa vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và dinh dưỡng cho thai nhi. Thậm chí bỏ bữa còn dễ bị hạ đường huyết, mệt mỏi, choáng váng, nguy cơ bị ngã dẫn đến sảy thai, nhau bong non, sinh non rất cao.

Nên duy trì 3 bữa ăn chính và 3 bữa phụ mỗi ngày. Bữa phụ có thể sử dụng các thực phẩm ít chất béo như: bánh mì, trứng luộc... Không để cân nặng vượt quá kiểm soát. Nếu cơ thể có bất cứ dấu hiệu gì bất thường cần đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt để có thể can thiệp, xử lý kịp thời.

Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nội tiết hay bác sĩ dinh dưỡng để được hướng dẫn xây dựng chế độ ăn, tập luyện, sử dụng thuốc nếu cần và theo dõi đường huyết định kì đảm bảo thai kì khoẻ mạnh các mẹ nhé. 

 

Bài viết liên quan

Hướng dẫn mẹ cách nhận biết dịch âm đạo khi mang thai
Cách kiểm soát tiểu đường thai kỳ hiệu quả ngay tại nhà
Điểm danh những thực phẩm “VÀNG” làm tăng khả năng thụ thai
Cách canh ngày rụng trứng theo chuyên gia sản khoa cực chuẩn
Dấu hiệu phân biệt trứng làm tổ và thời kỳ tiền kinh nguyệt