TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ LÀ GÌ?

16:24 - 17/01/2022 Lượt xem: 641 Tác giả: Kim Ngân

Bệnh tiểu đường thai kỳ đang được quan tâm trong những năm gần đây vì tốc độ gia tăng và biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Theo Hiệp hội Đái tháo đường và thai nghén Quốc tế (IADPSG) năm 2012 tỷ lệ thai phụ ở Việt Nam mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ là 20,3%. Vậy bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì? Cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé.

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao ở một số phụ nữ trong thời gian mang bầu. Bệnh thường phát triển từ tuần thai thứ 24 – 28. Bị đái tháo đường trong thai kỳ, không đồng nghĩa với thai phụ đã mắc bệnh từ trước lúc mang thai hoặc sau khi sinh con. Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ sẽ khiến tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường ở trẻ, đồng thời gây ra những biến chứng sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.

2. Nguyên nhân đái tháo đường thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, nhau thai (cơ quan nuôi và cung cấp oxy cho em bé) tiết ra các hormone giúp thai nhi phát triển. Một vài hormone trong số này khiến cơ thể thai phụ khó sản xuất hoặc sử dụng insulin hơn (còn gọi là đề kháng insulin). Để giữ lượng đường trong máu ổn định, tuyến tụy của thai phụ phải tạo ra nhiều insulin hơn gấp ba lần bình thường. Trong trường hợp tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin, lượng đường trong máu thai phụ sẽ tăng lên, gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ

Sự thay đổi nội tiết tố và tăng cân là 2 vấn đề xảy ra trong thời kỳ mang thai, làm cho cơ thể đề kháng insulin. Khi đó đường huyết sẽ tăng cao trong máu.

 Những thai phụ có nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ như:

   - Thừa cân hay béo phì.

   - Tăng cân rất nhanh trong thai kỳ

   - Gia đình bị đái tháo đường (Bố, mẹ, anh, chị, em ruột bị đái tháo đường).

   - Có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước;

   - Trên 35 tuổi;

   - Từng sinh một hoặc nhiều bé nặng hơn 4kg;

   - Từng bị thai lưu, sinh con bị dị tật, sinh non;

   - Tiền sử có hội chứng buồng trứng đa nang;

   - Đường huyết khi đói trên 85 mg/dl (4.7 mmol/l);

   - Tiền đái tháo đường: đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa cao tới mức chẩn đoán đái  

   tháo đường. Có 2 dạng: rối loạn dung nạp glucose và rối loạn đường huyết đói.

3. Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là gì?

   Thai phụ mắc bệnh tiểu đường thường không có triệu chứng. Một số triệu chứng dưới đây có thể gặp khi mang thai báo hiệu có thể bạn đã bị tiểu đường:

   - Mệt mỏi: Phụ nữ tiểu đường khi mang thai thường mệt mỏi hoặc khó tập trung. Dấu hiệu này thường không đặc hiệu.

   - Đói bụng và ăn nhiều hơn bình thường.

   - Khô miệng, triệu chứng này thường đi kèm với cảm giác khát.

   - Khả năng nhìn mọi vật xung quanh giảm (nhìn mờ).

   Thai phụ cũng có thể có những triệu chứng không đặc hiệu khác như buồn nôn, nôn, nhức đầu. Để chắc chắn có tiểu đường khi mang thai hay không, thai phụ nên làm xét nghiệm dung nạp glucose để được chẩn đoán và điều trị sớm.

4. Biến chứng khi mắc đái tháo đường thai kỳ

   Khi bị tiểu đường thai kỳ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ và còn tiềm ẩn một số nguy cơ cho em bé như:

- Đối với thai phụ:

  • Tăng huyết áp khi mang thai và tiền sản giật.
  • Có khả năng sinh mổ: Vì em bé quá to không thể sinh thường, nên nhiều khả năng sẽ phải sinh mổ nếu bị tiểu đường thai kỳ.
  • Tăng nguy cơ sinh non.
  • Tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên
  • Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Mắc bệnh đái tháo đường sau sinh: Bạn có nguy cơ gặp lại tình trạng này trong lần mang thai tiếp theo. Không chỉ vậy, bạn còn có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 sau sinh.

- Đối với bé:

  •  Tăng trưởng quá mức và thai to (thường là trên 4kg).
  •  Sinh non: Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày dự sinh.
  •  Khó thở nghiêm trọng: Trẻ sinh non từ những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ gặp phải hội chứng suy hô hấp.
  •  Hạ đường huyết: Một số em bé sinh ra từ mẹ bị tiểu đường khi mang thai sẽ đối diện với tình trạng lượng đường trong máu thấp ngay sau khi chào đời.
  •  Dị tật bẩm sinh.
  •  Tử vong ngay sau sinh.
  •  Tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh.
  •  Nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.
  •  Thai chết lưu: Đái tháo đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến thai nhi tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh.

5. Điều trị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là gì

   - Bị tiểu đường thai kỳ, điều trị sớm sẽ tốt cho cả mẹ và bé, thai phụ sẽ thực hiện một số việc sau:

  • Kiểm tra lượng đường trong máu khoảng 4 lần mỗi ngày.
  • Kiểm tra nước tiểu để tìm ketone
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi cân nặng của bạn và sự phát triển của em bé, đồng thời có thể sử dụng thêm insulin hoặc một loại thuốc khác để kiểm soát lượng đường trong máu.

   - Mục tiêu dành riêng cho phụ nữ mang thai kiểm tra lượng đường trong máu:

  • Trước bữa ăn:  ≤ 95 mg /dL (≤ 5.3 mmol/L)
  • Sau bữa ăn 1 giờ: ≤ 140 mg /dL (≤ 7.8 mmol/L)
  • Sau bữa ăn 2 giờ:  ≤ 120 mg /dL (≤ 6.7 mmol/L).

   - Ngoài ra, khi mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập thể dục, bao gồm:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ít đường: ăn uống theo chế độ dành riêng cho những người mắc tiểu đường theo hướng dẫn của bác sĩ để chắc chắn rằng cơ thể nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Thay vì lựa chọn các đồ ăn nhẹ có đường như bánh quy, kẹo và kem… có thể dùng một số sản phẩm khác như trái cây thêm vào khẩu phần ăn rau xanh và ngũ cốc.
  • Tập thể dục trong suốt thời kỳ mang thai: bạn nên tập thể dục càng sớm càng tốt. Đặt mục tiêu luyện tập thể dục trong khoảng 30 phút mỗi ngày. Đi bộ, bơi lội và đi xe đạp một cách nhẹ nhàng đều là những lựa chọn tốt.

Tiểu đường thai kỳ thường phát triển ở tuần thai 24- 28, tuy nhiên nếu nằm trong nhóm nguy cơ cao bác sĩ sẽ chỉ định sớm xét nghiệm glucose.Để có thai kỳ khoẻ mạnh mẹ bầu nhớ thăm khám thai đúng lịch hẹn và làm xét nghiệm dung nạp glucose giúp phát hiện tiểu đường thai kỳ nhé!

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn

 

Bài viết liên quan

Ý nghĩa của xét nghiệm đông máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm Amylase
Lợi ích của xét nghiệm định lượng albumin máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm albumin
Mục đích và chỉ định xét nghiệm ACTH