Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì (phần 1)

09:52 - 26/01/2022 Lượt xem: 331 Tác giả: Kim Ngân

Tỷ lệ mắc tiểu đường thai kỳ hiện nay ngày càng tăng chính vì vậy vấn đề dinh dưỡng trong thai kỳ cũng được các mẹ bầu quan tâm rất nhiều. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Không nên ăn gì?... Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang giải đáp nhé.

1. Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI)

Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp rất giàu chất xơ, là yếu tố quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất, bởi vì các thực phẩm có GI thấp sẽ ở lâu hơn trong cơ thể và không làm đường huyết tăng đột ngột.

- Thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp (< 56): Đa số các loại rau có lượng carbohydates thấp nên không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Các loại đậu (đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng) hoặc một số loại trái cây tươi (táo, cam, lê, đào, nho, kiwi, chuối, mận), sữa và các chế phẩm từ sữa, mì nguyên hạt, yến mạch, bắp, khoai môn, gạo lức… là nhóm thực phẩm ít làm tăng đường huyết.

- Thực phẩm có GI trung bình (56 – 69): gồm các loại thực phẩm như nước cam, cháo gạo, khoai tây nấu chín,… Nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng đường huyết với tốc độ vừa phải.

- Thực phẩm có GI cao (> 70): như xôi nếp, khoai tây, khoai lang, bánh mì…. Đây là nhóm thực phẩm có khả năng làm tăng nhanh đường huyết.

Lựa chọn thực phẩm với chỉ số GI thấp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của mẹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể ăn bất kỳ loại thực phẩm nào có GI cao. Trộn các loại thực phẩm GI cao với các loại thực phẩm GI thấp. Ăn nhiều thực phẩm có protein lành mạnh

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn nhiều thực phẩm nhiều nạc, giàu protein, chẳng hạn như:

  • Đậu
  • Thịt đỏ như thịt bò, thịt nạc
  • Thịt gia cầm
  • Các loại quả hạch ( hạnh nhân, óc chó, lạc, hạt điều, mắc ca)

Chọn chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa cũng là một phần của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh khi bị tiểu đường thai kỳ, các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa bao gồm:

  • Dầu ô liu
  • Dầu lạc
  • Trái bơ
  • Hầu hết các loại hạt và hạt
  • Cá hồi
  • Cá mòi
  • Cá ngừ
  • Hạt chia thấp có thể làm giảm tốc độ glucose vào máu

2. Tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

- Trong các loại nước uống dinh dưỡng dành cho bà bầu, nước dừa là thức uống giải khát rất tốt, có tác dụng thanh nhiệt, cung cấp dưỡng chất, tốt cho người bị bệnh tim mạch, người bị sỏi thận và tiểu đường cũng uống được.

- Nước dừa còn có chứa Kali và axit lauric, giúp điều hòa được huyết áp, tăng hàm lượng cholesterol bên trong cơ thể nên phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm về tim mạch mà thông thường người đái tháo đường rất dễ mắc phải. Ngoài ra, nước dừa còn chứa nhiều chất béo, ít calo đẩy mạnh quá trình trao đổi chất của cơ thể, hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa và kiểm soát tốt cân nặng. Đối với bệnh nhân tiểu đường, điều này vô cùng quan trọng, cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

- Hơn nữa, nước dừa giúp cải thiện quá trình lưu thông máu nên phụ nữ mang thai bị tiểu đường uống nước dừa sẽ giúp giãn nở huyết mạch, giảm sự hình thành cục máu đông, giúp máu của bạn lưu thông tốt hơn. Không những vậy, chất xơ và axit amin có trong nước dừa sẽ làm cản trở cơ thể hấp thụ đường, tăng sự nhạy cảm với insulin.

Tuy nhiên, khi uống nước dừa thì chỉ nên uống vào các bữa ăn phụ, uống thật hợp lý đúng cách như sau:

- 3 tháng đầu mang thai không nên uống: Bởi đây là giai đoạn mẹ bầu thường phải đối mặt với chứng ốm nghén khi mang thai. Nước dừa sẽ khiến tình trạng nghén càng trầm trọng hơn. Đặc biệt, mẹ bầu không nên uống nước dừa khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi.

- Hạn chế uống nước dừa vào buổi tối: Nước dừa có tính hàn nên lợi tiểu nên khi mẹ bầu uống nước dừa vào buổi tối sẽ khiến đi tiểu đêm nhiều hơn, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

- Không được uống quá nhiều nước dừa: Dù không có nhiều nhưng trong nước dừa vẫn chứa một lượng đường nhất định. Thế nên, mặc dù tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường nhưng mẹ bầu không nên quá lạm dụng, chỉ nên uống từ 1 đến 2 quả dừa mỗi ngày, đặc biệt không nên ăn cùi dừa bởi nó có chứa nhiều axit béo no, dễ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ tiểu đường thai kỳ: Với mẹ bầu đã từng bị suy nhược hay bị chứng huyết áp thấp thì bạn nên tham khảo lời tư vấn từ bác sĩ trước khi quyết định uống nước dừa.

Như vậy, bị tiểu đường thai kỳ uống nước dừa cũng không ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Thế nhưng, khi uống nước dừa, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề như trên. Ngoài ra, để đảm bảo cho sức khỏe, mẹ bầu nên lựa chọn những quả dừa còn ở trong buồng để lấy nước uống trực tiếp. Cứ uống dần dần, không nên uống nhiều cùng lúc, hạn chế uống cùng với đá và đặc biệt không nên uống nước dừa ngay khi vừa mới đi tập thể dục về hoặc đang mệt mỏi, đang nóng, dễ khiến cơ thể bị cảm.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén