Tìm hiểu về liên cầu khuẩn nhóm B

08:40 - 20/11/2020 Lượt xem: 266

Sự lây truyền liên cầu khuẩn nhóm B từ mẹ sang con chủ yếu xảy ra trong quá trình chuyển dạ hoặc khi ối vỡ sớm. Hiện nay, với việc áp dụng phác đồ điều trị kháng sinh dự phòng dựa vào kết quả cấy tầm soát bệnh phẩm từ dịch âm đạo ở phụ […]

Sự lây truyền liên cầu khuẩn nhóm B từ mẹ sang con chủ yếu xảy ra trong quá trình chuyển dạ hoặc khi ối vỡ sớm. Hiện nay, với việc áp dụng phác đồ điều trị kháng sinh dự phòng dựa vào kết quả cấy tầm soát bệnh phẩm từ dịch âm đạo ở phụ nữ khi thai kỳ ở tuổi thai 35-37 tuần, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn và tử vong do bệnh lý này giảm đi đáng kể.

1. Liên cầu khuẩn nhóm B là gì ?

Là chủng vi khuẩn thường sống trong đường tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục ở cả nam và nữ. Đây không phải bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Hiện diện của Liên cầu khuẩn nhóm B có thể tìm thấy ở 20-30% phụ nữ khỏe mạnh và không gây triệu chứng gì. Do đó nó có thể được coi là vi khuẩn thường trú ở đường sinh dục, tiêu hóa và tiết niệu. Tuy nhiên, nếu nó được tìm thấy ở đường hô hấp thì đây là thảm họa vì sẽ gây nhiều triệu chứng nặng như sốt, viêm đường hô hấp nặng thậm chí tử vong.

liên cầu B

2. Liên cầu khuẩn nhóm B ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ ?

Ở thai kỳ, liên cầu B hầu như ko gây ảnh hưởng gì cho đến sau tuần 35. Nếu mẹ bầu mắc liên cầu B, sau 35 tuần có thể gây viêm đường tiết niệu; viêm màng ối; ối vỡ non, sốt khi chuyển dạ, và đáng sợ nhất là nhiễm Liên cầu khuẩn nhóm B vào đường hô hấp của trẻ sơ sinh. Lúc này, điều trị cho trẻ sơ sinh rất khó, tốn kém và tỉ lệ biến chứng nặng cũng như tử vong chu sinh rất lớn.

Nếu mẹ bầu phát hiện sớm nhiễm Liên cầu B thì việc điều trị và dự phòng không quá phức tạp và ngăn được gần như tuyệt đối sự lây nhiễm mẹ con.

3. Khi nào mẹ bầu cần làm xét nghiệm này?

Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B được thực hiện ở giai đoạn cuối của thai kỳ, giữa tuần thứ 35 và 37; đây là cách tốt nhất để phát hiện sớm và phòng tránh lây nhiễn cho con. Khi tiến hành xét nghiệm, lấy mẫu thử từ tử cung và trực tràng bằng cách quét tăm bông. Quá trình này nhanh và không hề gây đau đớn. Sau đó mẫu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để nuôi cấy trong môi trường đặc biệt.

Nếu xét nghiệm dương tính, cho thấy người mẹ mang liên cầu khuẩn nhóm B, thì thông thường người mẹ sẽ phải dùng kháng sinh trong quá trình sinh để ngăn ngừa việc truyền vi khuẩn sang cho con.

4.Chiến lược dự phòng

liên cầu B

Chiến lược dự phòng bao gồm: Xét nghiệm sàng lọc cấy GBS từ bệnh phẩm dịch âm đạo hay trực tràng ở phụ nữ khi thai kỳ ở tuổi thai 35-37 tuần nhằm phát hiện các đối tượng nguy cơ và sử dụng kháng sinh dự phòng trong chuyển dạ với đối tượng này.

Một số nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả to lớn từ việc sử dụng kháng sinh dự phòng như:

  • Giảm 21% tỷ lệ bệnh lý nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở mẹ.
  • Giảm tỷ lệ lây truyền dọc từ mẹ sang con dẫn đến giảm 70% bệnh lý nhiễm trùng sơ sinh sớm.

Vì vậy việc xét nghiệm thường quy liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ mang thai ở tuần thứ 35 đến 37 thai kỳ là cần thiết; nhằm có biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho bé sơ sinh. Những bà mẹ có kết quả xét nghiệm dương tính với cầu khuẩn B cần được sử dụng kháng sinh trong quá trình chuyển dạ; đồng thời các bé sinh ra từ các bà mẹ này phải được theo dõi sát sao; để phát hiện và điều trị kịp thời nếu có nhiễm trùng xảy ra.

 

Bài viết liên quan

Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng trứng
Viêm lưỡi bản đồ - Dấu hiệu, triệu trứng và cách phòng ngừa