Tìm hiểu về siêu âm 2D, 3D, 4D, 5D

09:35 - 10/04/2021 Lượt xem: 1152

Mang bầu, thai nghén những đứa trẻ là niềm vui của rất nhiều gia đình. Trong thời kỳ thai nghén, mẹ bầu thường xuyên đi Siêu âm để yên tâm về sức khỏe của bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi, nhận được những lời khuyên bổ ích từ bác sĩ. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng hiểu được ý nghĩa của siêu âm; đặc biệt là sự khác nhau giữa siêu âm 2D, 3D, 4D và 5D. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này nhé!

1. Siêu âm là gì?

Siêu âm là một kĩ thuật cận lâm sàng cung cấp hình ảnh của giải phẫu nội khoa và thai nhi. Được gọi là siêu âm bởi vì nó dựa vào sóng âm thanh tần số cao để quét tạo ra các lát cắt ngang qua cơ thể. Siêu âm phải dùng một đầu dò được phủ một lớp gel dẫn sóng âm và đặt trực tiếp trên da. Đầu dò phát ra sóng siêu âm thông qua gel giúp sóng thông suốt qua da. Sóng siêu âm phản ngược lại và dựng lên thành hình ảnh phản ánh bởi các cấu trúc khác nhau mà nó gặp. Dựa vào thời gian và cường độ của sóng; tạo thành hình ảnh trung thực cấu tạo đại thể các cơ quan trên cơ thể người.

2. Ưu điểm của siêu âm:

  • Sử dụng thời gian thực trực quan để xem các cơ quan và bào thai.
  • Không xâm lấn.
  • Không dựa vào bức xạ ion hoá nên không có hại cho phôi.
  • Hình ảnh siêu âm là hình ảnh thực và có sự tương tác giữa người bác sĩ siêu âm và bện nhân bằng cách điều khiển đầu dò.
  • Công nghệ siêu âm ngày nay cho phép các bác sĩ xem các hình ảnh thông qua các kỹ thuật siêu âm 2D, 3D, 4D và thậm chí 5D.

3. Sự khác biệt giữa siêu âm thai 2D, 3D, 4D và 5D

Siêu âm 2D

Đây là siêu âm truyền thống quét hình ảnh theo hình phẳng. Có nghĩa là đầu dò gửi và nhận sóng siêu âm ở một mặt phẳng. Các sóng phản xạ lại là những hình ảnh đen trắng (cơ bản) hoặc phủ màu (tùy theo máy) của cơ quan, bào thai trong một mặt phẳng.

Siêu âm 3D

Sự phát triển tiên tiến hơn của công nghệ hình ảnh đã mang đến dữ liệu khối lượng hoặc các hình ảnh hai chiều khác nhau được tạo ra bởi các sóng phản xạ ở những góc độ khác nhau. Nhờ phần mềm tính toán tốc độ cao sau đó tích hợp thông tin này để tạo ra một hình ảnh 3D. Dữ liệu được hiển thị trong một hình ảnh cuối cùng; tương tự chế độ chụp cắt lớp hoặc nhiều mặt phẳng. Định dạng nhiều mặt phẳng cho phép bác sĩ siêu âm đánh giá nhiều mặt phẳng hình ảnh 2D cùng một lúc.

  • Hình ảnh không gian đa chiều cho phép hình dung rõ hơn cấu trúc tim thai nhi.
  • Chẩn đoán tốt hơn các khuyết tật của bào thai, xương và thần kinh.
  • Công nghệ này giúp xác định các dị tật bẩm sinh cấu trúc trong tuần 18-20.
  • Giảm thời gian cho việc điều chỉnh hiển thị hình ảnh tiêu chuẩn.
  • Ít phụ thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng của người vận hành để chẩn đoán dị tật thai nhi.
Tìm hiểu về siêu âm 2D, 3D, 4D, 5D

Siêu âm 4D

Công nghệ siêu âm này cho phép phát trực tiếp các hình ảnh 3D theo thời gian thực. Nói cách khác, bệnh nhân có thể xem chuyển động trực tiếp của thai, lưu lượng máu của tim mạch, vv… Công nghệ siêu âm 4D là siêu âm 3D có chuyển động cho phép bạn xem các hình ảnh chuyển động của các cơ quan khác nhau trong bào thai.

Ưu điểm của việc sử dụng siêu âm 4D bao gồm:

  • Cần thời gian ngắn hơn để sàng lọc / chẩn đoán tim thai
  • Khả năng lưu trữ dữ liệu khối lượng để xem xét lại, sàng lọc, chẩn đoán từ xa, và giảng dạy
  • Giúp cha mẹ có thể quan sát thấy thai nhi từ khi mang thai
  • Quan sát được các hành vi, hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ
  • Xác định tốt hơn các dị tật thai nhi.

Siêu âm 5D

Siêu âm 5D là công nghệ siêu âm 4D kết hợp thêm một chiều nữa được gọi là chiều tự động chẩn đoán, với sự tự động hóa trong tính toán hình ảnh theo chuẩn sẵn có để giúp cho người bác sĩ nhanh chóng nhận diện được những thay đổi bất thường của thai nhi.

Công nghệ 5D sẽ cảnh báo sớm cho bác sĩ những sai sót và tự động khắc phục những sai sót trong khảo sát thai nhi cũng như các cơ quan, bộ phận trong cơ thể thai nhi thông qua một chuẩn dữ liệu sẵn có được tích hợp trong máy.

4. Những điều cần lưu ý khi siêu âm thai

Siêu âm là xét nghiệm đơn giản, an toàn và dễ thực hiện; nhưng để quá trình thực hiện diễn ra một cách thuận lợi; bạn cần lưu ý một số nguyên tắc dưới đây:

  • Nên hỏi bác sĩ trước khi siêu âm có cần phải nhịn tiểu không vì trong một số trường hợp; nhịn tiểu giúp bàng quang bị đầy lên và nâng tử cung cao hơn, làm cho hình ảnh siêu âm rõ nét hơn.
  • Mặc dù siêu âm giúp phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi nhưng không có nghĩa là chính xác 100%. Nên có nhiều trường hợp bác sĩ có thể chẩn đoán sai hoặc khi đẻ ra mới phát hiện dị tật.
  • Bạn nên mặc đồ rộng rãi, thoáng mát khi đi siêu âm. Ngoài ra, cần tránh sử dụng rượu bia; các chất kích thích để kết quả siêu âm không bị ảnh hưởng.
  • Nếu bạn từng bị sảy thai, chảy máu hoặc điều trị vô sinh; hãy trao đổi những thông tin này với bác sĩ để có hướng thực hiện siêu âm phù hợp.
  • Khi đi siêu âm, bạn có thể được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm như máu; nước tiểu… để kiểm tra đường huyết, tình trạng viêm nhiễm và theo dõi tình trạng thai nhi.
  • Trên hết, độ chính xác của siêu âm thai phụ thuộc rất lớn vào trình độ của bác sĩ và trang thiết bị, máy móc thực hiện. Do đó, bạn nên tham khảo và lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng để mang lại kết quả tốt nhất.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ;  để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Sử dụng thuốc chống dị ứng an toàn khi mang thai
Các thuốc đặt phụ khoa phổ biến được bác sĩ khuyên dùng
Uống sắt, canxi và vitamin tổng hợp như thế nào là tốt nhất?
Bà bầu bị cảm cúm có sử dụng thuốc kháng sinh được không?
Cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO