Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?

15:46 - 25/06/2022 Lượt xem: 618 Tác giả: Thu Hoàng

Trầm cảm sau sinh ngày càng phổ biến, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ gây nhiều hệ lụy sức khỏe tinh thần và thể chất cho cả mẹ và bé. Điều quan trọng là sự sẻ chia và hỗ trợ từ chồng lẫn gia đình, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cũng như ảnh hưởng của bệnh. Trầm cảm sau sinh là tình trạng người phụ nữ bị rối loạn cảm xúc, thay đổi về thể chất và tâm lý, hành vi sau khi sinh con. Họ thường có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, cáu gắt, buồn chán, lo lắng nhiều vấn đề trong đời sống. Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Bệnh có thể được phát hiện sớm, được điều trị và trong một số trường hợp có thể dự phòng.

1. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh

Hiện nay vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân chính nào dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Bởi đây là dấu hiệu tâm lý, ở mỗi người sẽ do nguyên nhân khác nhau và có những người bị, có người không. Triệu chứng này là sự kết hợp nhiều yếu tố, từ tinh thần, thể chất, tâm lý gây nên. Có thể kể tên 5 nguyên nhân bên dưới:

Thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể:

Trong những giờ đầu sau sinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể giảm mạnh đột ngột, từ đó có thể kéo theo trạng thái trầm cảm. Điều này tương tự như việc căng thẳng và thay đổi tâm trạng do nồng độ hormone thay đổi nhẹ trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Có bệnh sử bị trầm cảm:

Những phụ nữ mắc chứng trầm cảm trước, trong hoặc sau khi mang thai, hay những người đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn so với người bình thường.

trầm cảm sau sinh

Yếu tố cảm xúc:

Mang thai không theo kế hoạch hay mang thai ngoài ý muốn có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người mẹ trong thai kỳ. Ngay cả khi mang thai đúng theo kế hoạch, một số mẹ bầu vẫn cần một khoảng thời gian dài để thích nghi với việc sẽ có em bé. Ngoài ra, khi bé có vấn đề về sức khỏe hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, người mẹ có thể trải qua những cảm xúc như buồn, giận, có lỗi. Đây là những cảm xúc làm ảnh hưởng đến tự tin và gây áp lực lên người mẹ.

Mệt mỏi:

Rất nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh, họ phải mất hàng tuần trời để sức khỏe và năng lượng hồi phục trở lại. Ở những sản phụ sinh con theo phương pháp mổ lấy thai, thời gian hồi phục có thể còn dài hơn.

Yếu tố đời sống:

Thiếu sự giúp đỡ của người thân. Trải qua sự kiện căng thẳng như có người thân vừa qua đời, người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở, cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

2. Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh rất khó nhận biết, cho đến khi họ có biểu hiện hành động, cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng sức khỏe bản thân. Mọi gia đình có phụ nữ mới sinh cần quan tâm lưu ý những dấu hiệu khởi phát trầm cảm như sau:

  • Thay đổi cảm xúc, tâm trạng, chán nản, bồn chồn, ủ rũ.
  • Khóc nhiều.
  • Ít nói chuyện, xa lánh gia đình và bạn bè.
  • Chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường.
  • Mất ngủ triền miên hoặc ngủ quá nhiều.
  • Mệt mỏi quá mức.
  • Suy nghĩ, hành động, phản ứng chậm hoặc lặp lại.
  • Không có hứng thú hay niềm vui với các hoạt động xung quanh ngay cả khi thường ngày yêu thích.
  • Dễ cáu gắt, khó chịu và tức giận.
  • Tâm trạng lo âu mình không phải là một người mẹ tốt.
  • Không có hứng thú với em bé hoặc cảm thấy em bé dường như không phải là con của mình.
  • Giảm trí nhớ, giảm khả năng suy nghĩ tập trung hoặc đưa ra quyết định.
  • Suy nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé.
  • Suy nghĩ thường xuyên về cái chết hoặc tự tử…

3. Hậu quả của trầm cảm sau sinh

Đối với bà mẹ bị trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh không được điều trị có thể kéo dài hàng tháng hoặc lâu hơn, đôi khi trở thành một rối loạn trầm cảm mãn tính. Ngay cả khi được điều trị, trầm cảm sau sinh làm tăng nguy cơ trầm cảm trong tương lai của người phụ nữ. Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thường:

  • Không có đủ năng lượng để hoạt động nhất là trong chăm sóc con cái
  • Người mẹ Không thể chăm sóc em bé
  • Có nguy cơ tự tử cao hơn

trầm cảm sau sinh

Đối với em bé có mẹ bị trầm cảm

Con của những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh không được điều trị có nhiều khả năng gặp vấn đề về cảm xúc và hành vi như:

  • Chậm phát triển ngôn ngữ và vấn đề học tập
  • Các vấn đề liên kết mẹ-con bị ảnh hưởng nặng nề
  • Có thể có những hành vi bất thường hoặc dễ kích động hơn trẻ bình thường
  • Trẻ có thể thường có những cảm xúc tiêu cực
  • Chậm phát triển chiều cao và nguy cơ béo phì cao hơn trẻ khác
  • Trẻ có thể thường xuyên căng thẳng và khó thích nghi với môi trường, gặp vấn đề về hòa nhập xã hội.

Đối với các ông bố

Người bố có vợ bị trầm cảm sau sinh có nguy cơ trầm cảm cao. Những căng thẳng trong gia đình phát sinh triền miên gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và hạnh phúc gia đình.

4. Phòng ngừa trầm cẩm sau sinh

Tham gia khóa học tiền sản

Đối với các mẹ sinh con đầu lòng nên đến các lớp học tiền sản và kết bạn với những phụ nữ mang thai khác hoặc những người mới làm cha mẹ để chia sẻ kiến thức, tinh thần chuẩn bị đón con.

Yêu cầu giúp đỡ từ người thân

Việc chăm sóc một em bé mới chào đời sẽ gặp nhiều khó khăn, phụ nữ sau sinh cơ thể yếu ớt kèm theo giờ giấc sinh hoạt đảo lộn. Chúng ta hãy yêu cầu giúp đỡ từ chồng, người thân trong việc cùng chăm sóc một đứa trẻ, ưu tiên mẹ có thời gian ngủ, nghỉ.

Không quá áp lực việc chăm con

Lần đầu nuôi con nhỏ, phụ nữ chịu nhiều áp lực từ việc mâu thuẫn quan điểm chăm con, đến việc con bú ít, con chậm tăng cân, con đẻ ra còi cọc, hay con bị sánh với các em bé khác. Những mâu thuẫn, so sánh vô tình đẩy các bà mẹ để áp lực, nghi hoặc khả năng chăm con của bản thân. Thay vì lo lắng, các bà mẹ cần mạnh mẽ, dần hoàn thiện kỹ năng chăm con, tăng cường đi dạo, ăn uống hợp lý, nói chuyện trao đổi với bác sĩ nếu gặp khó khăn trong việc chăm trẻ con. Đồng thời, tăng cường trao đổi với bạn bè, gia đình, tranh thủ thời gian ngủ nghỉ hợp lý để phòng ngừa bệnh trầm cảm.

Có thể nói, trầm cảm sau sinh có chữa được không phù thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh. Do đó hãy dành sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ sau sinh để hạn chế nguy cơ trầm cảm và những hậu quả không đáng có.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

Bài viết liên quan

Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục
Tại sao sinh mổ không nên đặt vòng tránh thai?
Gợi ý thực đơn giảm cân sau sinh cho mẹ về dáng nhanh
Bí quyết lấy lại vóc dáng sau sinh thon gọn
Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch?