Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

09:32 - 30/06/2022 Lượt xem: 399 Tác giả: Thu Hoàng

Trẻ sơ sinh gần như chỉ bú sữa mẹ, nhưng không vì thế mà trẻ không gặp các vấn đề về tiêu hóa. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài là hiện tượng thường gặp. Các bà mẹ nên biết cách điều chỉnh thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để giúp bé yêu của mình mau chóng hết sôi bụng và hấp thu được dinh dưỡng tốt trong những ngày đầu đời tạo điều kiện cho sự phát triển bình thường sau này.

Trẻ sơ sinh gần như chỉ bú sữa mẹ, nhưng không vì thế mà trẻ không gặp các vấn đề về tiêu hóa. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài là hiện tượng thường gặp. Các bà mẹ nên biết cách điều chỉnh thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để giúp bé yêu của mình mau chóng hết sôi bụng và hấp thu được dinh dưỡng tốt trong những ngày đầu đời tạo điều kiện cho sự phát triển bình thường sau này.

1. Nguyên nhân trẻ bị sôi bụng

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đến hệ tiêu hóa chưa trưởng thành của bé. Hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Sữa mẹ có vấn đề do thức ăn

Với những mẹ đang nuôi con bú, sữa là nguồn dinh dưỡng chính. Mẹ ăn thực phẩm như thế nào thì con cũng sẽ nhận nguồn sữa chứa dinh dưỡng từ thực phẩm đó. Vì vậy, nếu mẹ ăn thức ăn lạ, những đồ ăn quá nhiều đạm, dầu mỡ, cay nóng, gỏi, tái sẽ khiến chất lượng sữa bị ảnh hưởng, làm bé bú vào dễ bị sôi bụng, đi ngoài.

trẻ sơ sinh

  • Bé bú không đúng cách

Nhiều trẻ sơ sinh bú bình hoàn toàn hoặc bú bình song song với bú mẹ, nếu núm vú không vừa miệng, mẹ cho bú bình không đúng cách, sữa chảy quá nhanh hoặc quá chậm làm bé nuốt nhiều không khí vào dạ dày có thể khiến trẻ bị sôi bụng.

Bên cạnh đó, với trẻ bú bình sữa công thức, nếu mẹ pha không theo đúng tỷ lệ, không đảm bảo vệ sinh dụng cụ khi pha chế cũng sẽ gây ra hiện tượng trên.

  • Trẻ không hấp thụ được lactose

Lactose là đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Vì nguyên nhân nào đó mà trẻ phải bú ngoài quá sớm, cơ thể không sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa lactose dẫn đến tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh (do lactose không được tiêu hóa hết nên tích tụ lại ở ruột)

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng sẽ giúp cha mẹ có biện pháp khắc phục kịp thời cũng như có cách chăm sóc trẻ phù hợp. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết điển hình khi trẻ bị sôi bụng:

  • Nghe âm thanh phát ra ùng ục từ bụng
  • Trẻ hay bị nôn trớ, ọc sữa
  • Trẻ quấy khóc đặc biệt là vào ban đêm, bỏ bú
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy
  • Trẻ hay trướng bụng, ợ hơi.

3. Trẻ bị sôi bụng cần làm gì?

  • Đổi tư thế cho bé bú

Do nuốt phải nhiều không khí vào bụng mà trẻ bị đầy hơi, sôi bụng. Do đó, khi cho bé bú, mẹ cần điều chỉnh tư thế đúng cách sẽ hạn chế được điều này.

Lúc cho con bú, nếu bé quấy khóc đồng thời có nghe tiếng bụng con sôi thì mẹ hãy nhanh chóng đổi tư thế ngay. Mẹ có thể đặt bé lên vai, vỗ nhẹ lưng để bé có thể ợ hơi ra ngoài. Một cách làm khác đó là đặt bé nằm ngửa rồi nhẹ nhàng gập đầu gối của bé liên tục.

Với trẻ bú bình, đặt bình sữa sao cho vừa miệng trẻ, hạn chế trẻ nuốt không khí vào bên trong làm trẻ bị sôi bụng.

trẻ sơ sinh

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị đầy bụng, xì hơi nhiều, đi ngoài nhiều lần trong ngày phần nào nguyên nhân có thể nằm ở chế độ ăn của mẹ. Tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, các loại rau củ quả như cà chua, cam, quýt, cải bắp, súp lơ, các sản phẩm từ đậu nành… rất dễ làm trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn của mình.

  • Đưa trẻ đi khám

Đổi tư thế bú và cải thiện dinh dưỡng sữa mẹ nếu không hiệu quả, tình trạng sôi bụng vẫn kéo dài thì mẹ mẹ cần đưa bé tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị thích hợp.

4. Cách phòng ngừa trẻ bị sôi bụng

Khi trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài, hệ tiêu hóa mất cân bằng khiến chức năng hấp thụ dinh dưỡng bị giảm. Chính vì vậy, cha mẹ cần biết những cách phòng ngừa trẻ sôi bụng để đảm bảo sức khỏe cho bé:

  • Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong những năm đầu đời là cách phòng tránh sôi bụng ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Nếu mẹ ít sữa có thể cho bé bú nhiều lần để bé đủ no và cơ thể mẹ cũng tự điều chỉnh để tiết ra lượng sữa nhiều hơn.
  • Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng sữa công thức thay thế, mẹ cần tìm hiểu kỹ thành phần, lượng sữa và cách pha trước. Khi mua sữa và các chế phẩm từ sữa, mẹ lưu ý đọc kỹ thành phần dinh dưỡng để chọn loại có hàm lượng lactose thấp, giúp việc tiêu hóa của trẻ diễn ra dễ dàng.
  • Pha sữa và cho bé bú bình đúng cách: Mẹ lưu ý pha sữa trước khi cho bé bú 5 - 10 phút rồi để bình sữa đứng để tăng thời gian phân hủy bọt khí, khuấy nhẹ sữa trong lúc pha để tránh bong bóng khí nhé.
  • Chế độ ăn uống của mẹ cũng rất quan trọng trong phòng ngừa bé sơ sinh bị sôi bụng, mẹ lưu ý nên ăn thực phẩm ít mỡ, thức ăn có tính nóng, ăn nhiều rau củ và hoa quả và uống ít nhất 2 lít nước/ngày.
  • Trẻ sơ sinh bị sôi bụng rất thường gặp, song tình trạng này tương đối không nguy hiểm cho trẻ. Các bà mẹ nên biết cách điều chỉnh thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để giúp bé yêu của mình mau chóng hết sôi bụng và hấp thu được dinh dưỡng tốt trong những ngày đầu đời tạo điều kiện cho sự phát triển bình thường sau này.

Nếu các bậc cha mẹ đã kiểm soát tốt các yếu tố ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ mà tình trạng sôi bụng vẫn còn kéo dài hoặc bé yêu xuất hiện thêm các biểu hiện mới, cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi để được đánh giá toàn diện và tìm nguyên nhân thật sự.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

Bài viết liên quan

Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
Grow baby dạng xịt - Hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não cho trẻ
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm miệng
Một số triệu chứng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh