Trường hợp nào cần khâu vòng cổ tử cung

14:24 - 23/08/2022 Lượt xem: 779 Tác giả: Thanh Nga

Hở eo cổ tử cung là tình trạng eo cổ tử cung mỏng dần đi và mở ra trước khi thai đủ lớn để em bé ra đời. Đây là một trong những nguyên nhân gây sảy thai đột ngột ở sản phụ. Khâu vòng cổ tử cung là thủ thuật khâu một vòng tròn quanh cổ tử cung để thu hẹp lỗ trong tử cung, bảo vệ an toàn cho thai nhi trong bụng, tránh sảy thai và sinh non.

1. Khâu vòng cổ tử cung là gì?

Khâu vòng cổ tử cung là một phương pháp điều trị khi thai phụ bị hở eo cổ tử cung, dự phòng sinh non. Cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung sẽ thực hiện khi thai nhi được 37 - 38 tuần tuổi, hoặc khi thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ.

2. Chỉ định và chống chỉ định của kĩ thuật khâu vòng cổ tử cung

Chỉ định khâu vòng cổ tử cung:

  • Chẩn đoán hở eo tử cung
  • Cổ tử cung ngắn < 25 mm. 
  • Trong một số trường hợp đặc biệt: mang song thai, đa thai mà chiều dài cổ tử cung ngắn. 

Chống chỉ định khâu vòng cổ tử cung:

  • Tử cung có cơn co, thai nhi >24 tuần, thai lưu.
  • Chảy máu từ tử cung không rõ nguyên nhân. 
  • Viêm màng ối, nhiễm trùng ối. 
  • Ối vỡ non. 
  • Bất thường thai nhi. 
  • Viêm sinh dục cấp.

3. Khâu cổ tử cung ngả âm đạo:

Là phương pháp phổ biến nhất. Bác sĩ phẫu thuật sử dụng dụng cụ đặt vào âm đạo để bộc lộ cổ tử cung và khâu xung quanh nó bằng một chỉ khâu đặc biệt. Sau đó, vết khâu được thắt chặt và buộc lại, giúp giữ cho cổ tử cung đóng kín. Sau thủ thuật, bạn nên nằm tại viên theo dõi. 

Đến khi thai đủ tháng hoặc khi tử cung có cơn gò chuyển dạ, chỉ khâu cổ tử cung sẽ được cắt bỏ để ngăn ngừa rách cổ tử cung hoặc vỡ tử cung. Em bé có thể sinh bằng phương pháp sinh thường hoặc mổ lấy thai nếu có chỉ định. Khâu CTC không làm tăng nguy cơ phải khởi phát chuyển dạ hoặc mổ lấy thai.

4. Khâu cổ tử cung ngả bụng:

Đây là một phẫu thuật không phổ biến nhưng có thể được thực hiện nếu bạn đã từng khâu cổ tử cung ngả âm đạo trước đó nhưng không hiệu quả hoặc do cổ tử cung của bạn quá ngắn, không thể thực hiện khâu ngả âm đạo. Khâu CTC được thực hiện thông qua phẫu thuật nội soi ổ bụng. Trong trường hợp này, đường khâu sẽ không được cắt bỏ như chỉ khâu ngả âm đạo. Em bé của bạn cần được sinh bằng phương pháp sinh mổ.

Phẫu thuật có thể được thực hiện trước khi bạn mang thai hoặc trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

khâu vòng cổ tử cung

5. Khâu CTC cấp cứu là gì?

   Đôi khi, bạn có thể được chỉ định khâu CTC như một thủ thuật khẩn cấp sau khi cổ tử cung đã mở, để giúp ngăn ngừa sẩy thai to hoặc sinh non. Loại khâu cổ tử cung này có rủi ro cao hơn và không phải lúc nào cũng hiệu quả.

6. Các nguy cơ gặp phải sau khi khâu vòng cổ tử cung là:

7. Theo dõi sau khâu vòng cổ tử cung:

   Trong vòng vài ngày đầu sau khâu vòng cổ tử cung, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như: Ra huyết âm đạo lượng ít, đau âm ỉ bụng dưới, đau khi đi tiểu. Các triệu chứng này là bình thường và sẽ hết sau vài ngày. Bạn có thể uống Acetaminophen để giảm đau.

   Sẽ là bất thường và cần tái khám ngay nếu bạn có triệu chứng như: đau bụng từng cơn do gò tử cung, ra nước ối, ra huyết lượng nhiều hoặc liên tục, dịch tiết âm đạo thay đổi màu hoặc có mùi hôi. Có thể cần phải cắt chỉ khâu CTC sớm nếu có các dấu hiệu trên.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?