Tụ dịch dưới màng đệm siêu âm có chẩn đoán được không?

08:46 - 23/11/2021 Lượt xem: 402 Tác giả: Thanh Nga

1. Tụ dịch dưới màng đệm là gì?

Là hậu quả của sự bong mép nhau hay vỡ các xoang mạch máu ở rìa nhau, hình thành vùng máu tụ nằm giữa lớp màng đệm và cơ tử cung.

Triệu chứng có thể kèm theo: đau bụng hạ vị, ra máu qua đường âm đạo.

2. Tần suất:

  • Tần suất tụ dịch dưới màng đệm khoảng 1.3 % ở thai kỳ bình thường và 39,5 % thai có triệu chứng ra máu âm đạo.
  • Tỉ lệ này tăng lên ở những trường hợp sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản.

3. Nguyên nhân của hiện tượng tụ máu dưới màng nuôi

Hiện tượng tụ máu màng đệm vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo các kết quả thống kê ghi nhận được thì nguyên nhân của hiện tượng tụ máu dưới màng đệm bệnh lý thường do:

  • Chị em trong quá trình mang thai có nội tiết tố kém
  • Mẹ bầu phải di chuyển nhiều và vận động mạnh trong thai kỳ khiến cho bánh rau bị bong.
  • Mẹ bầu mang thai muộn từ sau  35 tuổi.
  • Có hoạt động tình dục và xuất tinh trong cũng có thể dẫn đến tụ dịch màng nuôi.
  • Ngoài ra, nếu mẹ bầu mang thai ngoài tử cung hoặc mang thai trứng cũng có thể xuất hiện tình trạng máu tụ dưới màng đệm.

4. Phương tiện chẩn đoán:

  • Siêu âm là phương tiện chẩn đoán tụ dịch dưới màng đệm đầu tay, đơn giản, không xâm lấn , kết quả trả lời nhanh và giá cả phù hợp.

5. Khi bị tụ máu dưới màng đệm, mẹ bầu cần làm gì?

Khi bị tụ máu dưới màng nuôi, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tùy tình trạng và thể trạng của mẹ bầu, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp như sử dụng thuốc giảm co tử cung, thuốc nội tiết. Ngoài ra, mẹ bầu cần đặc biệt ghi nhớ và thực hiện những điều sau:

- Giữ tinh thần bình tĩnh, tránh căng thẳng và lo lắng quá mức

Theo thống kê, căng thẳng, stress là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bất thường về sức khỏe, sinh lý ở mẹ bầu. Căng thẳng stress khiến nội tiết tố thay đổi, cơ thể trở nên mệt mỏi và dẫn dến nhiều nguy hiểm, trong đó có tụ dịch màng đệm.

- Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động mạnh

Mẹ bầu bị máu tụ dưới màng nuôi cần:

  • Tránh các hoạt động như đi bộ, tập yoga với tần suất cao.
  • Không bê vác đồ nặng.
  • Không nên bơi lội, ngâm mình quá lâu trong bồn tắm.
  • Không quan hệ vợ chồng.

Với mẹ bầu có vùng tụ máu lớn cần hạn chế tối đa di chuyển. Mẹ nên nằm nghỉ ngơi để nhau thai được ổn định. 

- Ăn uống khoa học

Mẹ bầu nên tránh các thực phẩm có chất kích thích, chất cồn và các loại thực phẩm gây co bóp tử cung. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ nhóm dinh dưỡng như: chất đường bột, chất đạm, protein, các vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là: nhóm Vitamin A, C, D, K, vitamin nhóm B, canxi, sắt, magie, kẽm,…

- Thăm khám định kỳ theo đúng lịch và chỉ định của bác sĩ

Việc thăm khám là quan trọng giúp mẹ theo dõi lượng dịch tụ màng đệm. Ngoài ra, mẹ bầu cần thực hiện đầy đủ các mốc khám quan trọng để theo dõi sức khỏe thai kỳ. Các mốc này bao gồm: 8 – 13 tuần, 16 – 22 tuần, 28 – 32 tuần và từ sau 36 tuần. Bên cạnh đó, mẹ nên lựa chọn các địa chỉ chuyên sản khoa uy tín để theo dõi xuyên suôt thai kỳ của mình.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản nhất về hiện tượng tụ huyết dưới màng đệm. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ giúp mẹ bầu hiểu hơn về tình trạng này. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn

 

Bài viết liên quan

Các mũi tiêm và mốc tiêm cho bà bầu trước và trong khi mang thai
Nguyên nhân chính khiến IVF thất bại
Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
Nguyên nhân sinh non mẹ bầu cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh
Các bước thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ