Vai trò của chỉ số ure trong xét nghiệm đánh giá chức năng thận

00:32 - 14/06/2020 Lượt xem: 412

Ure rất dễ hòa tan trong nước nên được cơ thể đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Do đó, chỉ số ure có thể phản ánh được tình trạng hoạt động của chức năng thận. 1. Ure là gì? Ure là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein trong cơ […]

Ure rất dễ hòa tan trong nước nên được cơ thể đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Do đó, chỉ số ure có thể phản ánh được tình trạng hoạt động của chức năng thận.

1. Ure là gì?

Ure là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Ure sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài thông qua bằng đường nước tiểu quá trình hoạt động của thận. Nước tiểu có mùi khai là do ure chuyển hóa tạo nên.

Ure được tổng hợp ở gan. Quá trình tổng hợp này còn được gọi là chu trình Krebs – Henseleit được sơ đồ hóa như sau:

 Protein → Acid amin → NH3 → Carbamyl phosphate → Citrulin → Arginin → Ure

Theo sơ đồ trên thì nguồn NH3 và ure đều có xuất xứ chủ yếu từ quá trình thoái hóa protein. Các protein cung cấp cho cơ thể có hai nguồn gốc là từ thức ăn và nội sinh.

Nồng độ ure máu phụ thuộc cùng lúc vào khẩu phần ăn, chức năng thận, quá trình dị hóa protein nội sinh và tình trạng cân bằng điện giải trong cơ thể.

Vai trò của chỉ số ure trong xét nghiệm đánh giá chức năng thận

Ure được đào thải qua 2 con đường là đường tiêu hóa và thận:

      • Tại đường tiêu hóa: Một phần ure được đào thải trong lòng ruột sẽ được chuyển hóa thành NH3 nhờ của enzyme urease của ruột.

      • Tại thận: Ure sẽ được lọc qua cầu thận và được tái hấp thu thụ động qua ống thận. Quá trình tái hấp thu này phụ thuộc vào lượng nước tiểu.

Tất cả các rối loạn chức năng thận đều dẫn tới sự ứ đọng ure trong máu khiến nồng độ ure máu tăng lên và khi nồng độ này > 33mmol/l (>200mg/dl) sẽ gây độc cho cơ thể.

2. Vai trò của ure với cơ thể

Ure ít độc nên kể cả khi chỉ số ure máu cao cũng không mấy nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Người ta thường dùng chỉ số ure máu để đánh giá chức năng thận. Nếu chỉ số ure máu cao thì chức năng thận kém. Nếu chỉ số ure máu bình thường như đã nêu trên thì chức năng thận tốt.

chỉ số ure

Ngoài nguyên nhân suy giảm chức năng thận, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ số ure máu như: căng thẳng, đau tim, bị bỏng, chảy máu đường tiêu hóa, tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu, cơ thể mất nước…

Người bị bệnh gan nặng, suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai có thể có nồng độ ure máu thấp. Tuy nhiên, xét nghiệm chỉ số ure không được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý này.

3. Xét nghiệm ure nên được thực hiện như thế nào và với mục đích gì?

Xét nghiệm được thực hiện bằng mẫu máu và nước tiểu.

Xét nghiệm máu được tiến hành nhằm mục đích:

      • Đánh giá chức năng gan.

      • Đánh giá chức năng thận.

      • Giúp chẩn đoán tình trạng suy thận; nhất là khi phân tích kết hợp với tỷ lệ nồng độ ure niệu/ure máu.

      • Đánh giá mức cung cấp protein của một chế độ ăn.

Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ để đánh giá khẩu phần protein cung cấp qua chế độ ăn và đánh giá chức năng lọc của thận.

Không yêu cầu người bệnh nhịn ăn, nhưng nên đề nghị người bệnh không nên ăn những đồ ăn chứa quá nhiều protein trước khi lấy mẫu 12 tiếng nhằm tránh tăng ure do thức ăn.

4. Lợi ích của xét nghiệm ure ?

Xét nghiệm ure rất có ích cho việc cung cấp các thông tin nhằm đánh giá nhu cầu chuyển hóa của cơ thể. Khẩu phần 1g protein sau khi chuyển hóa sẽ tạo nên khoảng 5,4 mmol ure. Khi biết được lượng thể tích nước tiểu 24 giờ của người bệnh có thể tính được nhu cầu protein hàng ngày của người đó và đánh giá khẩu phần protein này có phù hợp với nhu cầu protein của người bình thường (1 – 2 g/kg/ngày) hay không.

Xét nghiệm cho phép đánh giá mức độ nặng của suy thận và giúp quyết định có cần phải lọc máu cấp cứu cho người bệnh hay không?

chỉ số ure
Xét nghiệm ure giúp theo dõi, đánh giá chức năng thận

Trong trường hợp người bị suy thận xác định nồng độ ure kết hợp với nồng độ creatinin máu đôi khi giúp ích cho chẩn đoán phân biệt:

      • Suy thận có nguồn gốc trước thận: thường có tỷ lệ ure/creatinin > 40.

      • Suy thận có nguồn gốc khác rất thường thấy có tỷ lệ ure/creatinin < 40.

Trong trường hợp có tăng nồng độ ure máu; tính toán tỷ lệ ure niệu/ure máu có thể cung cấp các thông tin giúp xác định nguồn gốc suy thận:

      • Người bình thường và các suy thận chức năng thường thấy có tỷ lệ nồng độ ure niệu/ure máu > 10.

      • Các suy thận thực thể thường thấy có tỷ lệ ure niệu/ure máu < 10.

Xét nghiệm ure thường được bác sĩ chỉ định thực hiện cùng với các xét nghiệm khác như AST; ALT, creatinin,…Nó là xét nghiệm không thể thiếu trước khi cho người bệnh dùng các loại thuốc có nguy cơ gây độc cho thận. Để kiểm tra xét nghiệm máu, sức khỏe định kỳ về sức khỏe sinh sản, bạn có thể đăng ký cho phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang