Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách trị nấc cụt

11:55 - 07/07/2022 Lượt xem: 296 Tác giả: Kim Ngân

Nấc cụt là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy không gây nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu cho bé. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách trị trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhé.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Nấc cụt hay còn gọi là nấc. Đây là một hiện tượng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhưng thường xuyên gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Khi cơ hoành và cơ liên sườn bị kích thích co thắt bất ngờ, đồng thời lúc đó nắp thanh môn đóng lại gây ra nấc cụt. Tình trạng này xảy ra ngắt quãng và lặp lại nhiều lần.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể do một vài nguyên nhân sau:

  • Trẻ ăn quá no hoặc nuốt quá nhiều khí trong lúc ăn: Nhất là trường hợp bú bình không đúng cách sẽ dễ nuốt lượng không khí lớn dẫn đến kích thích cơ hoành co thắt và tạo ra tình trạng nấc.
  • Trẻ bú quá nhanh hoặc vừa quấy khóc xong mẹ cho bú liền cũng dễ bị nấc cụt.
  • Do trẻ sơ sinh dạ dày chưa được phát triển hoàn thiện bình thường nên axit trong dạ dày dễ đi ngược lại thực quản dẫn đến tình trạng nấc cụt.
  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột, nhất là vào mùa đông nếu không giữ ấm có thể khiến cho không khí lạnh đi vào phổi hậu quả gây ra tiếng nấc.
  • Do yếu tố di truyền của một số bệnh lý như hen suyễn, viêm đường hô hấp… Ví dụ khi cơn hen khởi phát làm cho phế quản phổi bị viêm dẫn đến chặn đường khí vào phổi. Khi đó cơ hoành cũng sẽ co thắt và bé sẽ bị nấc cụt.
  • Do trẻ hít phải nhiều khí ô nhiễm do hệ hô hấp chưa được phát triển hoàn chỉnh nên sẽ bị ho. Hậu quả là làm cơ hoành bị thương rồi nấc.

2. Cách trị nấc cụt cho trẻ

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách trị nấc cụt

Đối với trẻ sơ sinh, cơ thể chưa được phát triển hoàn thiện và còn khá non nớt. Chính vì thế, khi chữa nấc cụt cho trẻ các mẹ cần hết sức cẩn thận.

Dưới đây là một số cách phổ biến, các mẹ có thể tham khảo:

  • Đầu tiên, cách thông dụng nhất mẹ sẽ dùng 2 ngón tay trỏ của mình thật nhẹ nhàng nhét vào 2 bên lỗ tai của trẻ trong khoảng 30 giây. Hoặc dùng 1 tay bóp nhẹ mũi, một tay giữ miệng khép lại trong 2 đến 3 giây, lặp lại 15 lần mỗi lần cách nhau 3 giây.
  • Thay đổi tư thế bú nếu cứ sau mỗi lần ăn trẻ đều bị nấc để hạn chế lượng không khí đi vào dạ dày và trẻ hấp thu được tốt hơn.
  • Khi trẻ bị nấc bạn có thể vỗ nhẹ lưng, động tác dứt khoát nhưng nhẹ nhàng, không được mạnh tay. Bạn sẽ vỗ đến lúc trẻ ợ hơi được thì cơn nấc cụt sẽ mất.
  • Cho trẻ uống nước, từng ngụm nhỏ, mỗi lần khoảng 2.5 ml nhưng liên tục trong khoảng 5, 6 lần.
  • Khi bé bú bạn có thể cho một ít siro lên núm vú giả, vị ngọt sẽ làm cho cơ hoành hạn chế co thắt.
  • Massage lưng nhẹ theo hình tròn để cơ hoành dừng co thắt, đồng thời cho bé ngồi thẳng.
  • Làm trẻ phân tâm bằng những món đồ chơi hoặc ngồi chơi với trẻ để trẻ chú ý và quên đi cơn nấc.
  • Sau khi đã áp dụng những cách trên mà con vẫn chưa hết nấc kèm theo đó có những triệu chứng bất thường khác mẹ nên cẩn thận vì rất có thể đó là biểu hiện của một số bệnh lý trong cơ thể. Mẹ nên cho trẻ đi khám sớm.

3. Lưu ý giúp mẹ phòng tránh nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách trị nấc cụt

Để hạn chế nguy cơ nấc cụt ở trẻ nhỏ, cha mẹ có thể thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:

- Giữ nhiệt độ trong phòng ổn định, thoáng đãng, không nên để trẻ bị lạnh. Có thể dùng khăn xô, khăn mỏng để giữ ấm, tránh gió cho bé. Đồng thời, không nên mở quá nhiều cửa sổ để giảm nguy cơ trẻ bị nhiễm lạnh do gió thổi trực tiếp vào người.

- Khi tắm cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý, không được để nhiệt độ quá chênh so với nhiệt độ phòng. Vào mùa đông, cần phải bật đèn sưởi khi tắm cho trẻ.

- Không nên để trẻ quá đói mới cho bú và cũng không nên cho trẻ bú quá no. Nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày hơn là nhồi nhét con ăn một lần.

- Với những trẻ bú bình thì không cho trẻ bú quá nhanh và cần nâng cao đầu sau khi cho trẻ ăn xong. Không được để trẻ ngủ khi đang bú bình. Khác với bú mẹ, bú bình làm lượng sữa trẻ bú vào nhiều hơn. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến nấc cụt.

- Thường xuyên vệ sinh núm vú để loại bỏ những bã sữa khô còn sót lại. Nếu quá trình bé bú bị gián đoạn, vô tình bé sẽ nuốt nhiều không khí vào bụng khiến bé bị nấc cụt.

- Bố mẹ không nên cho con uống nước lạnh khi trẻ bị nấc, không nên bế rung trẻ. Việc bế rung, lắc trẻ không thể làm con quên nấc mà ngược lại, khiến trẻ hoảng sợ và tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website: san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

Tham khảo bài viết: Cách chăm sóc và điều trị trẻ bị chàm sữa

                               Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu

Bài viết liên quan

Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
Grow baby dạng xịt - Hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não cho trẻ
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm miệng
Một số triệu chứng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh