Viêm da cơ địa khi mang thai có ảnh hưởng đến thai không?

14:36 - 14/04/2022 Lượt xem: 621 Tác giả: Kim Ngân

Tình trạng viêm da cơ địa khi mang thai diễn ra khá phổ biến do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ. Tại sao lại có tình trạng này và mẹ bầu cần làm gì khi bị viêm da cơ địa? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Tại sao mẹ bầu lại bị viêm da cơ địa

Sự thay đổi nội tiết tố được đánh giá là yếu tố chính khiến người phụ nữ mang bầu bị viêm da trong thai kỳ. Các bác sĩ cho biết những tế bào tiền viêm được sản sinh khá nhiều khi lượng hormone trong cơ thể phụ nữ tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Hậu quả là làn da của bạn chịu một số tổn thương, viêm nhiễm trong giai đoạn mang bầu.

Hiện tượng viêm da cơ địa thường xảy ra nếu mẹ bầu có tiền sử dị ứng với điều kiện thời tiết thay đổi bất thường, với lông động vật hoặc với một số loài hoa… Các mẹ nên hạn chế tiếp xúc để giảm nguy cơ bị viêm da cơ địa nhé!

Bên cạnh đó, tâm lý bất ổn cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh viêm da hình thành và phát triển của phụ nữ đang mang thai. Thông thường, trong giai đoạn mang bầu, nhiều mẹ bầu có xu hướng lo lắng, nhạy cảm với mọi chuyện xảy ra. Tốt nhất các mẹ hãy giữ tinh thần thoải mái, vừa tốt cho sự phát triển của em bé, vừa bảo vệ sức khỏe bản thân.

2. Bị viêm da cơ địa khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không

Viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại dẫn tới những hệ lụy xấu. Khi bị viêm da cơ địa, mẹ bầu thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu. Nếu tình trạng viêm da cơ địa kéo dài và không được điều trị sẽ khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Viêm da cơ địa có tính di truyền từ mẹ sang con rất cao. Đa phần các trường hợp viêm da cơ địa ở trẻ em đều là do di truyền từ cha mẹ hoặc ông bà. Bệnh có xu hướng mãn tính, bộc phát trong một thời điểm và ngưng lại một thời gian, sau gặp các yếu tố kích thích sẽ tái trở lại. Vì thế mẹ bầu ngay khi phát hiện các triệu chứng viêm da cơ địa hãy tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.

3. Dấu hiệu viêm da cơ địa khi mang thai

Viêm da cơ địa khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không

Bệnh viêm da cơ địa có thể phát triển dưới nhiều mức độ khác nhau tùy vào cơ địa và tình hình sức khỏe. Nhìn chung, triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai khá giống với những người bình thường.

Viêm da cơ địa thường tiến triển thành từng đợt, trong đợt cấp tính, mẹ bầu thấy một vùng da nổi mẩn đỏ và ngứa. Mức độ ngứa đôi khi rất nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm khiến các mẹ mất ngủ. Khi bệnh lui dần, vùng da sẽ chuyển sang màu nâu, xám, hoặc để lại các mảng dày da do chà xát nhiều.

Do ngứa nhiều mẹ bầu phải gãi, vùng da bệnh rất dễ bị trầy xước, có thể bị nhiễm trùng, tổn thương sẽ sưng viêm, tiết mủ đục, có mùi hôi. Tình trạng ngứa mạn tính và việc chà xát kéo dài sẽ khiến da dày lên. Đặc điểm da của người viêm da cơ địa thường khô, nứt nẻ.

Người mắc bệnh viêm da cơ địa khi mang thai thường mất nhiều thời gian để khỏi bệnh hơn bình thường. Bởi vì khi có bầu, sức đề kháng của người phụ nữ suy giảm rõ rệt, đặc biệt là những người mang thai trong ba tháng đầu.

4. Làm gì khi mắc viêm da cơ địa

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm da cơ địa nên đến thăm khám chuyên khoa da liễu để xác định bệnh cũng như loại trừ các chẩn đoán khác.

Khi mắc bệnh viêm da cơ địa, bà bầu cần ghi nhớ:

  • Giữ ấm cơ thể, không để bị nhiễm lạnh.
  • Luôn sử dụng kem dưỡng ẩm cho da, chú ý chọn loại kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu và các chất kích ứng da.
  • Bổ sung ít nhất 2 - 2.5 lít nước/ngày để cơ thể khỏe mạnh, hạn chế tình trạng mất nước.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm tẩy rửa mạnh, tránh làm khô da.
  • Hạn chế gãi mạnh, làm vỡ mụn nước và trầy da gây sẹo xấu.
  • Tích cực bổ sung vitamin C, chất xơ và omega 3 cùng các khoáng chất thiết yếu.
  • Lựa chọn các bộ trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, ít xơ bụi vải.

5. Lưu ý cho mẹ bầu mắc viêm da cơ địa

Lưu ý cho mẹ bầu mắc viêm da cơ địa

Để giảm bớt các triệu chứng bệnh, tạo tinh thần thoải mái thì mẹ bầu nên dành thời gian chăm sóc cho bản thân.

Mẹ bầu bị viêm da cơ địa nên tắm bằng nước ấm thay vì nước lạnh hoặc quá nóng, không sử dụng sữa tắm, xà phòng có quá nhiều thành phần hóa học.

Sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm da, hạn chế da bong tróc. Tốt nhất mẹ nên lựa chọn sản phẩm có thành phần lành tính, phù hợp với phụ nữ đang mang thai.

Mẹ bầu nên cân đối lại chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm chất xơ và vitamin để làn da khỏe mạnh hơn, duy trì thói quen uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Nếu trong trường hợp mẹ phải dùng thuốc đặc trị viêm da cơ địa cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tránh trường hợp dùng không đúng loại thuốc, không đúng liều lượng theo hướng dẫn có thể dẫn tới các phản ứng phụ không đáng có.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén