Viêm da dị ứng khi mang thai

15:26 - 23/08/2022 Lượt xem: 384 Tác giả: Thu Hoàng

Viêm da dị ứng khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu, mệt mỏi. Tình trạng này nếu không sớm được điều trị có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và em bé. Vì vậy, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh và biện pháp điều trị vừa an toàn vừa hiệu quả là điều vô cùng cần thiết.

1. Nguyên nhân gây viêm da dị ứng khi mang thai

Viêm da dị ứng là một bệnh mãn tính, kéo dài và có xu hướng bùng phát định kỳ và khi gặp phải tác nhân gây dị ứng. Mẹ bầu trong giai đoạn mang thai cực kỳ nhạy cảm, là đối tượng dễ mắc viêm da dị ứng.

Viêm da dị ứng không chỉ xảy ra ở giai đoạn mang thai, một số trường hợp sẽ bị viêm da dị ứng sau sinh. Cho đến nay vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác gây nên bệnh. Tuy nhiên có thể chẩn đoán dựa trên một số nhân tố tác động như:

Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai hoặc sau khi sinh, nội tiết tố của phụ nữ có sự thay đổi rõ rệt. Kéo theo đó là nhiều triệu chứng bất thường khác như mất ngủ, cáu gắt và một số vấn đề về da liễu trong đó có viêm da dị ứng.

Chức năng hệ miễn dịch suy giảm: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn, sức đề kháng tự nhiên suy yếu. Khi đó hàng rào miễn dịch bảo vệ da cũng suy yếu hơn vì vậy da dễ bị kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài.

Nhân tố di truyền: Một số bệnh về da liễu trong đó có viêm da dị ứng được xác định có tính chất di truyền. Nếu bố mẹ của thai phụ có tiền sử dị ứng thì thai phụ cũng rất dễ bị nhiễm bệnh.

Tiền sử mắc các bệnh về da liễu khác: Nếu mẹ bầu đã từng mắc một số bệnh chàm, viêm da tiếp xúc thì rất dễ bị viêm da dị ứng trong giai đoạn thai kỳ.

2. Triệu chứng của viêm da dị ứng khi mang thai

viêm da dị ứng khi mang thai

Viêm da dị ứng ở bà bầu có một số triệu chứng điển hình như:

  • Bề mặt da khô rát, bong tróc vảy, sần sùi.
  • Da nổi ban đỏ hoặc các mụn nước, rỉ dịch màu trong suốt
  • Ban đầu màu da đỏ ửng hoặc hồng nhạt, sau đó sẽ chuyển sang màu nâu xám
  • Ngứa ngáy dữ dội, khiến người bệnh vô cùng khó chịu, gãi nhiều tạo nên các vết trầy xước hở trên da, dễ gây nhiễm trùng ở da.
  • Da dày, nhiều tế bào sừng, thâm lại so với các vùng da khác.
  • Một số trường hợp, da có thể bị sưng viêm, phù nề.

3. Viêm da dị ứng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh viêm da dị ứng ở bà bầu ở giai đoạn khởi phát dễ điều trị và không ảnh hưởng đến thai nhi. Căn bệnh này chỉ gây cho bà bầu cảm giác khó chịu do ngứa ngáy, cảm giác tự ti khi da bị sần sùi, xấu xí.

Tuy nhiên, đây là căn bệnh mãn tính, có xu hướng tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý thai phụ. Nếu vệ sinh không đúng cách khiến vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc không đúng cách đặc biệt là thuốc Tây có thể khiến thai nhi bị dị tật, sinh non…

Khi bị viêm da dị ứng khiến mẹ bầu mệt mỏi, tâm lý căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai. Hơn nữa, bệnh viêm da dị ứng có tính di truyền, mẹ bầu cần phát hiện và điều trị kịp thời hạn chế tối đa khả năng di truyền sang con. Theo con số thống kê có đến 60% trẻ em sinh ra gặp phải các bệnh lý da liễu như chàm, viêm da cơ địa… nếu trong khi mang thai mẹ bị viêm da dị ứng.

4. Biến chứng của viêm da dị ứng khi mang thai

Một số biến chứng của viêm da dị ứng khi mang thai:

Viêm da thần kinh: Khi mẹ bầu bị viêm da dị ứng, gãi nhiều khiến da thâm sạm, mọc sừng dày trên diện rộng. Tình trạng này trong nhóm bệnh da liễu được chẩn đoán là viêm da thần kinh khu trú.

Viêm da bội nhiễm: Một số trường hợp vùng da viêm dị ứng bị nhiễm khuẩn nặng, lan rộng tạo ra tổn thương nghiêm trọng.

Nhiễm trùng máu: Từ vị trí vết thương hở do gãi ngứa, vi khuẩn xâm nhập, tạo ổ viêm đi sâu vào máu gây nhiễm trùng máu. Trường hợp này rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

5. Viêm da cơ địa khi mang thai cần làm gì?

viêm da dị ứng khi mang thai

Thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ: Khi bị viêm da dị ứng, việc giữ sạch và chăm sóc da cực kỳ quan trọng, nhất là sau những lúc cơ thể ra mồ hôi hay thời tiết nóng bức,…Ngoài ra, việc lựa chọn sản phẩm làm sạch, chăm sóc da phù hợp, an toàn cũng cần được chú trọng. Nên chọn các sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ, độ PH phù hợp, có thể dùng thêm các sản phẩm dưỡng ẩm cần thiết theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

Giảm ngứa rát bằng cách chườm đá lạnh: Đây được coi là giải pháp tạm thời giúp người bệnh giảm ngứa ngáy, đau rát da do viêm da dị ứng gây nên. Tuy nhiên, đây là phương phám tạm thời nên không quá lạm dụng.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể: mẹ bầu bị viêm da dị ứng nên uống đủ nước hàng ngày, việc làm này không những mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn giúp giữ ẩm cho da, tránh tình trạng bong tróc, khô ráp, giảm các triệu chứng khó chịu của viêm da dị ứng. Các mẹ bầu nên bổ sung từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, mùa nóng có thể bổ sung nhiều hơn.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể: Cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất từ rau xanh và trái cây tươi cực kỳ quan trọng cho mẹ bầu trong thời gian thai kỳ.Nó không chỉ tốt cho sự phát triển của thai nhi mà còn tăng cường đề kháng cho mẹ bầu, cải thiện các triệu chứng viêm da, giúp da nhanh hồi phục.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Việc sử dụng các loại thuốc trong thời gian mang thai phải cực kỳ cẩn trọng. Các mẹ bầu bị viêm da dị ứng tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu trường hợp viêm da dị ứng khi mang thai không quá nghiêm trọng, các bác sĩ có thể chỉ định áp dụng các biện pháp giảm triệu chứng chứ không cần sử dụng các loại thuốc điều trị nếu không cần thiết.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

 

 

 

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén