viêm thận - bể thận cấp bệnh lý không thể coi thường

11:08 - 18/09/2022 Lượt xem: 447 Tác giả: Thu Hoàng

Viêm thận bể thận cấp là một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên. Đây là bệnh viêm cấp tính, tiến triển nhanh, gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời.

1. Viêm thận bể thận cấp là gì?

viêm thận bể thận cấp

Viêm thận bể thận cấp là nhiễm khuẩn tiết niệu trên, bao gồm tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính các đài thận, bể thận, niệu quản và nhu mô thận. Vi khuẩn đến bể thận, thận và gây viêm theo 2 đường: Ngược dòng từ bàng quang lên niệu quản vào đài bể thận hoặc theo đường máu khi có nhiễm khuẩn huyết.

Viêm thận bể thận thường biểu hiện đột ngột với các dấu hiệu và triệu chứng của viêm toàn thân, có thể  gây biến chứng nghiêm trọng và người bệnh thường biểu hiện đau dữ dội vùng hông lưng. Tuy nhiên, nếu bệnh phát hiện sớm người bệnh phần đa được điều trị ngoại trú với kháng sinh, rất ít bệnh nhân cần phải nhập viện.

2. Nguyên nhân gây viêm thận bể thận cấp

Viêm thận bể thận cấp là nhiễm trùng thường thường bắt đầu ở đường tiết niệu dưới dạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo và bắt đầu nhân lên và lan lên bàng quang. Từ đó, vi khuẩn đi qua niệu quản đến thận.

Vi khuẩn chủ yếu tấn công con người gây bệnh là các vi khuẩn gram âm như E.Coli, Klebsiella, Proteus mirabilis, Enterobacter. Ngoài ra, các vi khuẩn Gram dương vẫn có thể gây bệnh, nhưng hiếm gặp như: Tụ cầu, liên cầu…

Vi khuẩn gây bệnh viêm thận bể thận dễ tấn công nếu gặp các điều kiện thuận lợi như:

  • Người bệnh đang mắc nhiễm khuẩn tiết niệu dưới
  • Người vừa phẫu thuật hệ tiết niệu
  • Người bị tắc nghẽn đường tiết niệu do các bệnh lý: sỏi, có khối u…

viêm thận bể thận cấp

  • Người bệnh có các ổ viêm như: viêm nhiễm phụ khoa, viêm tuyến tiền liệt, viêm trực tràng, viêm bàng quang…

3. Các triệu chứng của viêm thận bể thận cấp

Viêm thận bể thận cấp là nhiễm trùng cấp tính nên các triệu chứng bệnh thường xuất hiện ngay trong vòng 2 ngày sau khi vi khuẩn tấn công. Các triệu chứng khởi phát điển hình gồm:

  • Sốt cao trên 38,9 ° C

viêm thận bể thận cấp

  • Đau ở bụng, lưng, bên hông hoặc bẹn
  • Đi tiểu đau hoặc rát, tiểu gấp, tiểu nhiều lần
  • Nước tiểu đục,mủ hoặc có máu trong nước tiểu, nước tiểu có thể có mùi tanh

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Lạnh run hoặc ớn lạnh,buồn nôn, nôn mửa
  • Đau ở vùng sườn lưng một bên hoặc cả hai bên, có thể đau dữ dội lan xuống vùng bàng quang và bộ phận sinh dục ngoài.
  • Có thể sờ thấy thận to, ấn vào gây cảm giác đau nhói cho người bệnh.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều thống kê chỉ rõ có đến 20% bệnh nhân không có các triệu chứng về bàng quang (tiểu đau, tiểu nhiều, nước tiểu có mủ..), và một số bệnh nhân không sốt. Ngoài ra, một số nghiên cứu về viêm thận bể thận cũng chỉ rõ, bệnh xuất hiện nhưng người bệnh không có sự hiện diện của cơn đau. Biểu hiện lâm sàng và mức độ nghiêm trọng của bệnh rất khác nhau.Bệnh nặng thường xu hướng tấn công những người suy giảm hệ miễn dịch, tắc nghẽn đường tiết niệu, phụ nữ mang thai và những người trên 65 tuổi.

4. Biến chứng của viêm thận bể thận cấp

Nếu không được điều trị đúng, bệnh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm:

Áp xe thận và quanh thận

Khi có tình trạng áp xe việc điều trị kéo dài hơn và có thể cần phải dẫn lưu ổ áp xe.

Nhiễm khuẩn huyết

Là tình trạng vi khuẩn lan tràn vào trong máu, biểu hiện tình trạng nhiễm trùng toàn thân nặng, có thể gây nên tình trạng sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng. Nhiễm khuẩn huyết có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị đúng mực

Suy thận cấp

viêm thận bể thận cấp

Đây là biến chứng nguy hiểm của viêm thận bể thận cấp, biểu hiện bằng việc thiểu niệu hay vô niệu, xét nghiệm máu nồng độ ure/creatinin tăng rất cao. Tình trạng suy thận cấp có thể gây nên các biến chứng như tăng huyết áp cấp hay phù phổi cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng, nếu không được điều trị đúng mực suy thận cấp có thể tiến triển thành suy thận mạn tính.

Hoại tử nhú thận

Tình trạng nhiễm trùng nặng viêm thận bể thận kéo dài gây hoại tử các nhú thận, làm nhú thận bong ra và theo nước tiểu gây nên tình trạng tắc nghẽn ở niệu quản hoặc niệu đạo. Gây nặng thêm tình trạng ứ mủ bể thận. Có thể gây nên suy thận cấp và các cơn đau quặn thận.

Viêm thận bể thận mạn, suy thận mạn tính

Viêm thận bể thận cấp tái phát nhiều lần, hoặc tình trạng suy thận cấp không được điều trị thỏa đáng sẽ dẫn đến tình trạng viêm thận bể thận mạn tính và suy thận mạn tính.

5. Phòng ngừa viêm thận bể thận cấp

Viêm thận bể thận là bệnh nguy hiểm, có biến chứng tử vong nếu không phát hiện, điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh có thể được phòng ngừa nếu người dân quan tâm đến sức khỏe, giữ gìn vệ sinh, theo dõi các diễn biến bất thường trong cơ thể, đi khám bệnh định kỳ. Để phòng bệnh, chúng ta cần tuân thủ:

  • Cần giữ vệ sinh cơ quan sinh dục-tiết niệu, đặc biệt là nữ giới phải vệ sinh kỹ trong thời kỳ kinh nguyệt, sau quan hệ…
  • Uống đủ nước mỗi ngày, lượng nước từ 2-2,5 lít. Đảm bảo lượng nước tiểu từ 1,5-2 lít/ngày, không nhịn tiểu.
  • Người có triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu, gây tắc nghẽn đường tiết niệu cần được điều trị sớm, để phòng tránh nguyên nhân biến chứng, gây viêm thận bể thận.
  • Đặc biệt những người bệnh lý thận-tiết niệu, đặc biệt tình trạng đái ra sỏi phải  uống nước nhiều và hạn chế các thức ăn có chứa nhiều canxi.
  • Khám sức khỏe định kỳ có thể giúp phát hiện các nhiễm trùng tiềm ẩn, từ đó được điều trị dứt điểm.

Như vậy, nếu bệnh nhân có dấu hiệu viêm bể thận cấp tính nên chủ động đến cơ sở y tế thăm khám sớm và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết. Điều trị đúng với kháng sinh đồ phù hợp đem lại hiệu quả tốt nhất, ngăn ngừa biến chứng không đáng có xảy ra.

Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
Bệnh đái tháo đường
Viêm phổi và những điều cần biết?
Viêm gan C có nguy hiểm không?
Thận ứ nước: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa