Vỡ ối non: Những điều mẹ cần biết

02:08 - 30/10/2020 Lượt xem: 306

Túi ối là môi trường để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, giúp thai nhi hấp thụ các chất dinh dưỡng và bảo vệ khỏi các tác động từ bên ngoài. Nếu vì một nguyên nhân nào đó khiến túi ối bị vỡ trước khi thai nhi được 37 tuần, thì hiện tượng này […]

Túi ối là môi trường để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, giúp thai nhi hấp thụ các chất dinh dưỡng và bảo vệ khỏi các tác động từ bên ngoài. Nếu vì một nguyên nhân nào đó khiến túi ối bị vỡ trước khi thai nhi được 37 tuần, thì hiện tượng này được gọi là vỡ ối non.

Vỡ ối non thường xảy ra ở những thai chưa đủ trưởng thành (trước 37 tuần). Tính chất đàn hồi của màng ối thay đổi, không còn chịu đựng được áp lực cao trong buồng ối đưa đến vỡ màng ối.

1. Những nguyên nhân gây vỡ ối non:

      • Ngôi thai bất thường: ngôi ngang, ngôi mông, ngôi đầu cao
      • Khung chậu hẹp
      • Rau tiền đạo
      • Đa thai, đa ối.
      • Hở eo tử cung.
      • Tử cung dị dạng
      • Viêm màng ối: viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.
      • Tiểu đường thai kì
      • Sau chấn thương, sang chấn.

2. Khi bị vỡ ối non, bạn sẽ thấy những dấu hiệu sau:

vỡ ối non

      • Có nước chảy bất thường ở âm đạo, loãng, trắng trong, hoặc lợn cợn đục do lẫn chất gây. Đặc biệt là khi dùng băng vệ sinh sẽ thấy băng thấm nước ối trong, không màu, không mùi khai.
      • Khi túi ối vỡ, bạn có thể cảm nhận được tiếng “bục” và nước ối bắt đầu tràn ra từ vùng kín, trong một số trường hợp dịch ối sẽ rò rỉ từng chút một, vì vậy nhiều người không phân biệt được dấu hiệu này với tình trạng tiểu són. Són tiểu: thường thì không ra nước nhiều và cũng không rỉ rả liên tục như trong vỡ ối. Ngoài ra nước tiểu có mùi khai và có pH acid.

Bạn nên chú ý theo dõi những thay đổi của cơ thể vào ba tháng cuối thai kỳ để kịp thời phát hiện và xử trí nếu hiện tượng vỡ ối non xảy ra. Nếu nghi ngờ rỉ ối bạn có thể dùng giấy quỳ tím để kiểm tra nồng độ pH. Nếu giấy quỳ tím không đổi màu thì đó là nước tiểu, nếu chuyển thành màu sẫm (xanh đen) thì chứng tỏ màng ối đang bị rò rỉ. Rỉ ối hay vỡ ối đều không gây đau cho mẹ bầu, tuy nhiên đây là dấu hiệu cảnh báo, bạn cần đến viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra ngay lập tức.

3. Nếu hiện tượng ối vỡ non kéo dài có thể gây ra:

      • Nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn hậu sản, suy hô hấp sơ sinh, nhiễm khuẩn sơ sinh.
      • Thiểu ối dẫn đến thai nhi bị thiểu sản phổi, biến dạng chi, chèn ép dây rốn.
      • Rau bong non, có thể dẫn đến hiện tượng thai nhi chết trong tử cung.

4. Dự phòng 

      • Điều trị dứt điểm nhiễm trùng âm đạo, viêm cổ tử cung, bệnh lây truyền qua đường tình dục
      • Khâu eo tử cung khi bị hở eo tử cung.
      • Không hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích
      • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí, kiểm soát đường huyết tốt…
      • Chú ý tránh chấn thương, sang chấn tâm lý… trong lúc mang thai

Nếu bạn chuẩn bị mang thai: hãy đi khám sức khỏe sinh sản để được bác sỹ thăm khám, tư vấn, kiểm tra sức khỏe sinh sản một cách toàn diện. Đặc biệt là những bạn không may bị khiếm khuyết cơ thể (về bộ phận sinh dục).

Nếu bạn đang mang thai: hãy đi khám theo lịch hẹn, thực hiện đơn thuốc và các hướng dẫn của bác sỹ một cách nghiêm túc, xây dựng một kế hoạch “an toàn” cho suốt thai kỳ.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ là địa chỉ khám thai lớn và uy tín nhất tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi,giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ, để các mẹ bầu có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Bạn đăng ký TẠI ĐÂY để đặt lịch khám; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được tư vấn.

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?