Xét nghiệm định lượng cholesterol khi mang thai

16:21 - 21/02/2022 Lượt xem: 514 Tác giả: Lê Huyền Trang

Hiện nay mỡ máu là một trong những vấn đề y tế được quan tâm nhiều, trong đó Cholesterol là nguyên nhân gây ra bệnh lý tim mạch và động mạch vành...Tuy nhiên cholesterol cũng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vậy cụ thể chlesterol là gì và đóng vai trò như thế nào trong cơ thể, hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé.

1. Cholesterol là gì?

Cholesterol là một thành phần của lipid máu, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Cholesterol là một yếu tố không thể thiếu giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh.

Cholesterol được hình thành từ 2 nguồn là từ trong cơ thể tổng hợp (gan, ruột,. ) hoặc từ thức ăn. Khoảng 80% cholesterol trong máu được sản xuất ở gan và các cơ quan khác trong cơ thể, phần còn lại là từ thức ăn. Các loại thực phẩm có chứa cholesterol đều là các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật như thịt, sữa, lòng đỏ trứng, phù tạng động vật.

2. Phân loại cholesterol.

HDL-cholesterol và LDL-cholesterol

Cholesterol có 2 loại chính: HDL- Cholesterol và LDL- Cholesterol.

-  HDL-Cholesterol còn gọi là mỡ máu “tốt”, chiếm 25- 30% hàm lượng cholesterol trong máu giúp loại bỏ các lớp mỡ tích tụ bên trong mạch máu và giữ cho mạch máu không bị tắc nghẽn.

Hàm lượng Cholesterol HDL mất giảm do uống rượu, hút thuốc lá, ăn uống thiếu khoa học, béo phì, lười vận động,... Vì vậy mà Cholesterol LDL càng tăng cao trong máu và gây ra bệnh lý nguy hiểm.

-  LDL-cholesterol còn gọi là mỡ máu “xấu”. LDL-Cholesterol vận chuyển cholesterol từ gân đến các tế bào cần nó. Nếu hàm lượng cholesterol này tăng nhiều trong máu thì có nguy cơ xuất hiện hiện tượng lắng đọng mỡ ở thành mạch máu gây xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa này dần dần có thể gây hẹp hay tắc mạch máu, thậm chí có thể vỡ mạch máu đột ngột, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.

Hàm lượng LDL-Cholesterol tăng có thể do chế độ ăn uống không lành mạnh, các thói quen có hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, lười vận động hoặc người mắc các bệnh cao huyết áp, đái tháo đường.

3. Vai trò của cholesterol đối với cơ thể.

Vai trò của cholesterol trong cơ thể là:

  • Nguyên liệu cho quá trình sản xuất các mô tế bào: Cholesterol là thành phần không thể thiếu của lớp ngoài tế bào (màng tế bào, màng sinh chất). Nhờ cấu trúc đặc biệt, màng tế bào sẽ kiểm soát chặt chẽ sự ra vào của các chất, tín hiệu thần kinh.
  • Hỗ trợ quá trình sản xuất nội tiết tố sinh dục: Cholesterol là thành phần quan trọng để các tuyến nội tiết tổng hợp những hormone từ steroid, đặc biệt là các hormone sinh dục như testosterone và progesterone, aldosterone (hormone giúp thận giữ nước) và cortisol (hormone có vai trò ngăn chặn phản ứng viêm trong cơ thể).
  • Hỗ trợ quá trình bài tiết mật trong gan: Cholesterol HDL cũng được gan sử dụng để tạo ra acid mật được giải phóng vào ruột để phân hủy chất béo trong đường tiêu hóa.

4. Giá trị bình thường của Choleserol.

  • Cholesterol toàn phần: < 5,2mmol/l
  • HDL-Cholesterol: ≥ 0,9mmol/l
  • LDL-Cholesterol: < 3,4 mmol/l

5. Làm thế nào để hạn chế tăng mỡ máu “xấu”.

dinh dưỡng khoa học cho người tăng cholesterol

  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, không ăn quá nhiều tinh bột, hạn chế chất béo có hại cho sức khỏe sẽ làm giảm khả năng tăng Cholesterol máu.
  • Hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu bia, nhất là người có bệnh về tim mạch, tăng huyết áp.
  • Kiểm soát cân nặng của cơ thể bởi những trường hợp bị thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ cao tăng hàm lượng lipid trong cơ thể. Tăng cường tập thể dục đều đặn hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, chơi cầu lông, bơi, tập thể dục dưỡng sinh…

Hầu hết những người có cholesterol máu cao đều không có dấu hiệu gì báo trước và cách duy nhất để phát hiện ra bệnh là làm xét nghiệm máu. Với phụ nữ mang thai, cần khám thai và là xét nghiệm máu định kỳ để bác sĩ có thể tư vẫn được những nguy cơ có thể mắc phải nếu các chỉ số xét nghiệm có liên quan đến mỡ máu có sự thay đổi. Để đặt lịch khám thai tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY, hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
Ý nghĩa của xét nghiệm đông máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm Amylase
Lợi ích của xét nghiệm định lượng albumin máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm albumin