Xét nghiệm GGT là gì? Ý nghĩa xét nghiệm

14:42 - 09/02/2022 Lượt xem: 1039 Tác giả: Kim Ngân

1. Xét nghiệm GGT là gì?

Xét nghiệm GGT là gì?

Xét nghiệm GGT là một xét nghiệm để đo mức độ enzym GGT trong máu. GGT hay Gamma GT (γGT) là tên viết tắt của: Gamma-Glutamyl-Transferase là một enzym gắn với màng tế bào (membrane-bound enzyme) tham gia vào quá trình xúc tác chuyển các nhóm gamma-glutamyl giữa các acid amin qua màng tế bào.

Enzym này được thấy với hoạt độ lớn ở thận, tuỵ, đường mật và với hoạt độ thấp hơn ở tim, lách và ruột non. Mặc dù mô thận là nơi có nồng độ GGT cao nhất trong cơ thể, nhưng sự hiện diện của GGT trong máu chủ yếu có nguồn gốc từ hệ thống gan mật.

Gamma GT chịu trách nhiệm trong quá trình chuyển hóa glutathione ngoài tế bào (một chất chống oxi hóa chính trong tế bào). Enzym này là enzym nhạy hơn ALP, AST, ALT trong phát hiện các bệnh lý của gan và đường mật, chính độ nhạy rất cao đó khiến gamma GT rất hữu ích trong loại trừ một bệnh lý gan mật.

2. Xét nghiệm GGT được chỉ định khi nào?

- Để chẩn đoán và theo dõi một bệnh lý gan mật. Đây là một chỉ dấu enzym rất nhạy đối với các bệnh gan.

- Xác định việc tăng ALP có nguồn gốc từ bệnh lý xương (GGT bình thường) hay tăng do bệnh lý gan mật (cả GGT và ALP đều tăng).

- Người nghiện bia rượu nặng cần làm xét nghiệm để đánh giá mức độ tổn thương của gan.

Một số triệu chứng của tổn thương gan gồm:

Xét nghiệm GGT

  • Sức khỏe yếu, mệt mỏi
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Buồn nôn, nôn
  • Bụng sưng hoặc đau
  • Vàng da
  • Nước tiểu đậm màu, phân có màu nhạt
  • Ngứa

GGT máu có thể tăng trong các nguyên nhân chính sau đây:

- Các bệnh về gan và mật – viêm gan siêu vi cấp và mạn tính, viêm gan do rượu, xơ gan, viêm gan nhiễm trùng, vàng da tắc mật, viêm gan nhiễm mỡ.

- Các xâm nhiễm gan – tăng lipid máu, di căn gan, u lympho, áp xe, bệnh sarcoidose

- Thiếu lưu lượng máu đến gan

- Suy tim sung huyết

- Làm việc quá sức, thức khuya thường xuyên, stress kéo dài…

- Chế độ dinh dưỡng không khoa học khiến gan phải làm việc nặng nề như ăn nhiều chất béo, đồ dầu mỡ, ăn ít chất xơ và hoa quả.

- Bệnh tiểu đường

- Viêm tuỵ cấp

- Lạm dụng rượu

- Sử dụng các loại thuốc gây độc cho gan

3. Giới hạn bình thường của chỉ số GGT

Người bình thường có chỉ số GGT nằm trong khoảng < 60UI/L. Tuy nhiên giới tính khác nhau thì chỉ số cũng khác nhau, cụ thể là:

- Nữ giới: từ 11 – 50 UI/L.

- Nam giới: từ 7 – 32 UI/L.

Chỉ số xét nghiệm GGT cần lưu ý khi:

- GGT tăng cao 1 – 2 lần: mức độ nhẹ.

- GGT tăng cao 2 – 5 lần: mức độ trung bình.

- GGT tăng hơn 5 lần: mức độ nặng.

Nếu chỉ số GGT lên tới 5000UI/L cho thấy bệnh nhân đã bị mắc bệnh gan mật cấp hoặc ung thư gan.

4. Những lưu ý trước khi làm xét nghiệm GGT

Trước khi xét nghiệm GGT bệnh nhân phải ngưng sử dụng tất cả các loại bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích từ 24h – 72h để không ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm;

Bệnh nhân cũng không nên dùng các loại thuốc làm tăng nồng độ GGT trong máu như Phenytoin, Phenobarbital, carbamazepine… trong vòng 24h để kết quả được chính xác hơn.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ; với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Ý nghĩa của xét nghiệm đông máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm Amylase
Lợi ích của xét nghiệm định lượng albumin máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm albumin
Mục đích và chỉ định xét nghiệm ACTH