Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

16:23 - 12/01/2022 Lượt xem: 620 Tác giả: Kim Ngân

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến ở phụ nữ. Tuy nhiên, điều đáng mừng rằng ung thư cổ tử cung có thể được phòng ngừa khi được tầm soát định kì.

Tầm soát, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện những bất thường, dấu hiệu tiền ung thư, hoặc ung thư giai đoạn sớm, trước khi bệnh gây ra các triệu chứng và cơ hội điều trị thành công cao. Chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung.

1. Thời điểm thực hiện xét nghiệm

Theo khuyến cáo:

  • Các bạn nữ từ 21 - 29 tuổi nên làm xét nghiệm Pap (ThinPrep Pap hoặc Pap smear) mỗi 3 năm/ lần. Xét nghiệm HPV không được khuyến cáo.
  • Phụ nữ từ 30 - 65 tuổi nên làm xét nghiệm Pap và HPV đồng thời mỗi 5 năm (ưu tiên). Hoặc người bệnh có thể làm mỗi xét nghiệm Pap mỗi 3 năm cũng được.
  • Trên 65 tuổi: không tầm soát vì hầu hết các kết quả xét nghiệm không phản ánh đúng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

(Ngoài ra thời điểm thực hiện và loại xét nghiệm phụ thuộc vào tuổi và bệnh sử của bạn.)

2. Các phương pháp xét nghiệm

Xét nghiệm Pap Smear:

Xét nghiệm Pap Smear (hay còn gọi là xét nghiệm Pap, xét nghiệm phết tế bào ung thư cổ tử cung) là xét nghiệm tế bào học nhằm xác định những tế bào bất thường ở cổ tử cung phụ nữ.

Phương pháp này thực hiện thu thập và phân tích tế bào ở cổ tử cung, phát hiện sớm ung thư trước khi các khối u lây lan rộng. Bên cạnh đó, xét nghiệm Pap Smear còn phát hiện bất thường ở cấu trúc và hoạt động của các tế bào cổ tử cung, phát hiện nguy cơ mắc bệnh từ sớm.

Xét nghiệm Thinprep:

Xét nghiệm Thinprep là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung được cải tiến so với xét nghiệm Pap Smear. Với xét nghiệm này, sau khi thu thập được, các tế bào ở cổ tử cung sẽ được rửa toàn bộ vào một chất lỏng định hình trong một lọ Thinprep, sau đó được chuyển đến phòng thí nghiệm để xử lý bằng máy Thinprep làm tiêu bản hoàn toàn tự động.

Xét nghiệm HPV-DNA:

Phương pháp sinh học phân tử để phát hiện đoạn gen đặc hiệu của HPV (HPV-DNA) được xem là tiêu chuẩn để chẩn đoán HPV, xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn Pap test, cho phép định tuýp HPV, định nhóm HPV nguy cơ cao/thấp và định lượng HPV.

3. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

  • Nên tránh thụt rửa, sử dụng thuốc đặt âm đạo hoặc các sản phẩm vệ sinh hoặc tác động đến vùng âm đạo trong vòng 2 – 3 ngày trước khi làm xét nghiệm.
  • Không làm xét nghiệm trong vòng 24 – 28 giờ sau quan hệ tình dục.
  • Nên tránh làm các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung khi đang có kinh nguyệt vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng mẫu thu thập được. Thời điểm thích hợp nhất là khoảng 10 – 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt.
  • Đối với các trường hợp âm đạo bị viêm nhiễm thì nên điều trị trước khi làm xét nghiệm.
  • Cần thông báo ngay với bác sĩ chỉ định xét nghiệm nếu có đang đặt thuốc hoặc đang trong quá trình điều trị viêm nhiễm phụ khoa.

4. Nếu kết quả có phát hiện bất thường phải làm gì?

  • Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, nếu có sự xuất hiện của các tế bào bất thường thì người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Bởi có nhiều trường hợp các tế bào bất thường xuất hiện nhưng không phải do ung thư.
  • Nếu đã có kết quả xét nghiệm sàng lọc bất thường, xét nghiệm bổ sung cần phải được chỉ định để tìm hiểu xem những biến đổi nguy cơ cao hoặc ung thư thực sự có mặt hay không. Đôi khi, chỉ cần lặp lại xét nghiệm là đủ. Trong các trường hợp khác soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung có thể được khuyến nghị để tìm hiểu mức độ nghiêm trọng của các biến đổi này.
  • Nếu kết quả xét nghiệm theo dõi cho thấy những biến đổi nguy cơ cao, người bệnh có thể cần điều trị để loại bỏ các tế bào bất thường. Cần xét nghiệm theo dõi sau khi điều trị và sẽ cần được kiểm tra ung thư cổ tử cung thường xuyên sau khi quá trình theo dõi hoàn tất.

Việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ được ví như “chìa khóa vàng” bảo vệ chị em phụ nữ trước những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Lựa chọn cơ sở thăm khám và uy tín trong xét nghiệm giúp chị em có sự yên tâm về kết quả và nhận được sự tư vấn kịp thời nhất. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ khám thai và phụ khoa uy tín Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)