10 câu hỏi trong quá trình mang thai mà mẹ bầu nào cũng đặt ra

08:05 - 13/10/2020 Lượt xem: 1095

Trong quá trình mang thai, việc hiểu rõ thai kỳ của mình là điều cực kỳ quan trọng đối với các mẹ bầu. Tuy nhiên, với những mẹ bầu còn chưa có nhiều kinh nghiệm thì khá bối rối trong việc trao đổi với bác sĩ về thai kỳ. Dưới đây là những câu hỏi […]

Trong quá trình mang thai, việc hiểu rõ thai kỳ của mình là điều cực kỳ quan trọng đối với các mẹ bầu. Tuy nhiên, với những mẹ bầu còn chưa có nhiều kinh nghiệm thì khá bối rối trong việc trao đổi với bác sĩ về thai kỳ. Dưới đây là những câu hỏi mà hầu hết mẹ bầu nào cũng đặt ra khi đi khám thai mà phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tổng hợp để các mẹ có thể tham khảo.

1. Có cách nào để giảm các triệu chứng thai nghén hay không?

Buồn nôn, nôn, đau đầu, đầy bụng, khó tiêu… là những triệu chứng điển hình mà các mẹ bầu hay gặp phải trong quá trình mang thai. Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Sau 3 tháng vấn đề này sẽ nhanh chóng qua đi.

Mẹ bầu nên chú ý ăn ít một, chia nhỏ là nhiều bữa trong ngày để giảm thiểu triệu chứng. Trong trường hợp nghén quá nặng, bác sĩ sẽ kê thuốc hỗ trợ.

2. Các triệu chứng mà tôi gặp phải có bình thường hay không?

Các triệu chứng trong thai kỳ bình thường hay bất thường còn tùy thuộc vào tuần thai của người mẹ.

Trong ba tháng đầu, mẹ bầu có thể có triệu chứng buồn nôn, nôn, mệt mỏi hoặc căng đau vú.

Ba tháng giữa, có thể xuất hiện các triệu chứng đầy bụng, cảm giác trằn bụng dưới, thai đạp nhiều.

Và ba tháng cuối, là sự xuất hiện của các cơn co bóp tử cung, cử động đạp của thai ít hơn, thay vào đó thai sẽ hay gồng và trườn. Đây là thời điểm mẹ bầu cần chú ý các triệu chứng báo hiệu của chuyển dạ. Các cơn co thắt tăng về mức độ và cường độ, vỡ ối hoặc xuất hiện dịch nhầy; máu âm đạo có thể là dấu hiệu của chuyển dạ.

3. Những loại thuốc nào nên dùng trong thai kỳ?

Các loại vitamin, thuốc sắt, acid folic cần bổ sung trước và trong thai kỳ. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này như thế nào và liều lượng bao nhiêu là đủ mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ cùng với thực hiện những xét nghiệm liên quan để bác sĩ có thể đưa ra lời tư vấn chính xác nhất.

Đối với những trường hợp mẹ bầu có các triệu chứng bệnh khác việc sử dụng thuốc nào còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ bầu để bác sĩ sẽ quyết định xem có nên sử dụng hay không.

4. Trong cả quá trình mang thai tăng bao nhiêu cân là phù hợp?

Trong quá trình mang thai tăng bao nhiêu cân là phù hợp?

Việc tăng cân của mỗi mẹ bầu là khác nhau, tùy thuộc vào thể trạng của người mẹ trước khi mang bầu. Nhìn chung, mức tăng cân hợp lý cho các mẹ bầu là:

      • Khoảng 11.3 – 16 kg với thai phụ có cân nặng trung bình trước khi mang thai.
      • Khoảng 12.7 – 18.3 kg với thai phụ ít cân trước khi mang thai.
      • Khoảng 7 – 11.3 kg với thai phụ thừa cân trước khi mang thai
      • Khoảng 16 – 20.5 kg trong trường hợp thai phụ mang song thai.

Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, chế độ ăn của người mẹ còn được tư vấn thông qua xét nghiệm dung nạp glucose. Vì vậy, ở mỗi giai đoạn của thai kỳ sẽ có một mức độ tăng cân khác nhau ở các mẹ bầu. Việc theo dõi cân nặng là cần thiết để biết liệu chế độ ăn của mẹ có phù hợp hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng tư vấn cụ thể và phù hợp.

5. Thai kỳ của tôi có khỏe mạnh hay không?

Câu hỏi này là cần thiết để các mẹ bầu có thể khái quát được cuộc đi khám của mình. Trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ tiến hành từng bước một khảo sát sức khỏe của mẹ và bé để tổng kết lần khám này của mẹ có bất thường gì hay không.

6. Có được tập thể dục trong quá trình mang thai không?

Việc xây dựng một chế độ sinh hoạt, vận động phù hợp là rất cần thiết. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Việc tập luyện sẽ giúp mẹ bầu có tinh thần thoải mái, sự dẻo dai và giảm thiểu được các nguy cơ mắc các bệnh lý.

Lời khuyên cho các mẹ bầu trong vấn để tập luyện là cần trao đổi với bác sĩ các bộ môn thể thao mẹ muốn tham gia. Để bác sĩ có thể tư vấn liệu bộ môn đó mẹ bầu có thể tập luyện hay không.

7. Trong quá trình mang thai có cần phải tiêm phòng không? Và tiêm vào thời điểm nào?

Tiêm vacxin ở thời điểm nào trong quá trình mang thai?

Vacxin mẹ bầu được chỉ định trong quá trình mang thai là uốn ván. Vacxin này sẽ giúp bảo vệ thai kỳ của mẹ tránh được tác nhân gây hại bên ngoài, nhất là khi chuyển dạ. Vacxin uốn ván thường được tiêm 2 mũi, cách nhau ít nhất 1 tháng và mũi cuối cách khi sinh ít nhất 1 tháng. Đối với các lần mang thai sau sẽ cần 1 mũi nhắc lại trong thai kỳ.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cũng có thể tiêm vắc xin cúm, vắc xin ngừa viêm gan B nếu có chỉ định. Tuy nhiên, tốt nhất 2 vắc xin này nên được chủ động tiêm ngừa trước khi có thai.

8. Trong quá trình mang thai có được quan hệ tình dục không?

Quan hệ tình dục khi mang thai có thể diễn ra bình thường nếu như thai của mẹ bầu không có bất thường. Tuy nhiên, cần hết sức nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng tới quá trình mang thai.

9. Kế hoạch sinh nở và nguyện vọng được hỗ trợ

Vấn đề này rất được quan tâm đối với những mẹ bầu sắp sinh. Mẹ bầu cần chú ý chuẩn bị tâm lý sẵn sàng có thể sinh bất kỳ lúc nào, chuẩn bị một số đồ dùng cần thiết sau sinh của mẹ và bé. Đồng thời, có thể tham khảo một số phương pháp giảm đau trong và sau quá trình sinh.

Mẹ bầu có thể trao đổi với bác sĩ về nguyện vọng mà mình mong muốn để bác sĩ có thể hỗ trợ cho mẹ. Tất nhiên, bác sĩ cũng sẽ thảo luận với mẹ bầu về các khả năng có thể xảy ra khi chuyển dạ. Đặc biệt nếu mẹ có một thai kỳ nguy cơ cao; sẽ cần chú ý đến nhiều hạn chế hơn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

10. Lịch hẹn khám thai tuần sau là khi nào?

Đây là câu hỏi trước khi kết thúc phần khám của các mẹ bầu. Trước khi kết thúc phần khám, bác sĩ sẽ hẹn mẹ tuần thai nào quay lại khám, xét nghiệm cần thực hiện ở lần sau. Đồng thời sẽ dặn mẹ đi khám lại ngay nếu như có những dấu hiệu bất thường như đau bụng hay ra máu…

Khám thai và quản lý thai là một quá trình theo dõi diễn biến sức khỏe của mẹ và bé. Từ đó, các bác sĩ có thể đánh giá được toàn diện tốc độ phát triển của thai, những yếu tố nguy cơ mà người mẹ có thể gặp phải để đưa ra những lời khuyên chính xác nhất. Đảm bảo thai kỳ của mẹ bầu được khỏe mạnh. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy là địa chỉ khám thai lớn và uy tín nhất tại Hà Nội, với đội ngũ y bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm đã được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng để thăm khám và quản lý thai kỳ. Để đăng ký khám, quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 02342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?