3 cấp độ sa sinh dục và phương pháp điều trị

08:44 - 24/04/2021 Lượt xem: 281

Sa sinh dục là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Bệnh tuy diễn biến từ từ, nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh: són tiểu, táo bón, tức nặng vướng víu trong sinh hoạt và biến chứng viêm nhiễm hay ung thư sinh dục. Có nhiều phương […]

Sa sinh dục là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Bệnh tuy diễn biến từ từ, nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh: són tiểu, táo bón, tức nặng vướng víu trong sinh hoạt và biến chứng viêm nhiễm hay ung thư sinh dục. Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị sa sinh dục, giúp người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt hơn, phòng tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh.

1. Nguyên nhân gây sa sinh dục là gì?

      • Sinh đẻ nhiều lần, đẻ dày, khi sinh không được đỡ đẻ an toàn đúng kỹ thuật, rách tầng sinh môn không khâu.
      • Lao động nặng hoặc quá sớm sau đẻ.
      • Các nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng thường xuyên như: lao động nặng, táo bón lâu ngày, ho kéo dài, thường xuyên ngồi bệt vân vân …
      • Tuổi già, hệ thống treo và nâng đỡ tử cung, bàng quang, trực tràng suy yếu.
      • Ngoài ra có thể do cơ địa bẩm sinh ở người chưa đẻ lần nào.

2. Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết sa sinh dục 

Các triệu chứng tuỳ thuộc mức độ sa nhiều hay ít, thời gian sa mới hay đã lâu, sa đơn thuần hay còn có tổn thương phối hợp, gồm có:

        • Có khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn
        • Ban đầu kích thước khối sa nhỏ, xuất hiện khi lao động hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ thì khối sa tụt hoặc tự đẩy lên được. Càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên, không đẩy lên được nữa.
        • Tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ – tầng sinh môn.
        • Rối loạn tiểu tiện (do sa bàng quang và niệu đạo): Tiểu khó, tiểu buốt, són, tiểu ra máu…
        • Rối loạn đại tiện (do sa trực tràng): Đại tiện khó, táo bón, người bệnh hay có cảm giác mót rặn, tức nặng vùng hậu môn. Các triệu chứng này ít gặp hơn so với rối loạn tiểu tiện.
        • Chảy máu, dịch từ cổ tử cung do cổ tử cung bị viêm nhiễm, cọ sát.
        • Sa sinh dục ở người trẻ có thể vẫn có thai nhưng dễ bị sảy thai hoặc đẻ non…
điều trị sa sinh dục
Điều trị sa sinh dục

3. Các cấp độ sa sinh dục

Sa sinh dục được chia thành 3 cấp độ

Sa sinh dục độ 1

        • Sa thành trước âm đạo, kèm theo sa bàng quang
        • Sa thành sau, nếu sa nhiều kéo theo sa cả trực tràng
        • Cổ tử cung sa thấp trong âm đạo nhưng chưa tới âm hộ (cách âm hộ 3 – 4 cm)

Sa sinh dục độ 2:

      • Sa thành trước âm đạo và bàng quang
      • Sa thành sau âm đạo, có thể kèm sa trực tràng
      • Cổ tử cung sa thập thò âm hộ, có khi sa xuống nhưng tự co lên được

Sa sinh dục độ 3

      • Sa thành trước âm đạo và bàng quang
      • Sa thành sau âm đạo, có thể kèm theo sa trực tràng
      • Tử cung, cổ tử cung sa thấp, cổ tử cung sa hẳn ra ngoài âm hộ

4. Phương pháp điều trị

Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau để điều trị sa sinh dục

Phương pháp vật lý trị liệu:

Sử dụng dụng cụ nâng đỡ (PESSARY)

Sử dụng cho trường hợp nào?

      • Người bệnh trì hoãn, từ chối phẫu thuật
      • Sa sinh dục tái phát sau phẫu thuật
      • Người bệnh có thai
      • Người bệnh muốn sinh thêm con
      • Người bệnh có bệnh nội khoa chưa thể phẫu thuật
      • Để điều trị thử trước phẫu thuật.

Trường hợp nào không thể sử dụng?

      • Đang có bệnh viêm âm đạo, viêm vùng chậu
      • Người bệnh nhạy cảm với chất liệu cao su
      • Người bệnh không thể tự chăm sóc, hay tái khám định kỳ
      • Người bệnh có xuất huyết âm đạo chưa rõ nguyên nhân
      • Người bệnh có thiểu dưỡng âm đạo.

Phẫu thuật

Sử dụng cho các trường hợp:

      • Sa sinh dục từ độ II theo POP-Q, có triệu chứng hay biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.
      • Thất bại khi điều trị bảo tồn từ 3-6 tháng.
      • Người bệnh yêu cầu phẫu thuật.

Hiện nay phẫu thuật Sa sinh dục qua ngả âm đạo giữ vị trí quan trọng.

Phương pháp không phẫu thuật bao gồm:

      • Giảm cân và tránh các yếu tố gây tăng áp lực lên ổ bụng
      • Tránh khiêng vác vật nặng
      • Thực hiện bài tập kegel và các động tác giúp tăng cường sức mạnh cân cơ vùng chậu
      • Áp dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ. Nên nhớ rằng việc sử dụng estrogen thường áp dụng cho điều trị những bệnh lý khác đi kèm mà không nhằm mục đích điều trị bệnh sa tử cung đơn thuần
      • Đặt vòng nâng đỡ tử cung Pessary qua âm đạo.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ;  để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Các mũi tiêm và mốc tiêm cho bà bầu trước và trong khi mang thai
Nguyên nhân chính khiến IVF thất bại
Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
Nguyên nhân sinh non mẹ bầu cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh
Các bước thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ