Bệnh trĩ – Căn bệnh khó nói của rất nhiều mẹ bầu

04:46 - 04/03/2021 Lượt xem: 257

Bạn có biết khoảng 20-50% phụ nữ trải nghiệm bệnh trĩ khi mang thai ở mức độ nặng hay nhẹ. Và hầu hết họ đều chưa từng mắc chứng này cho đến khi họ mang thai.  1.Tại sao bệnh trĩ phổ biến hơn khi mang thai? Thai lớn: Khi em bé trong bụng bạn ngày […]

Bạn có biết khoảng 20-50% phụ nữ trải nghiệm bệnh trĩ khi mang thai ở mức độ nặng hay nhẹ. Và hầu hết họ đều chưa từng mắc chứng này cho đến khi họ mang thai. 

1.Tại sao bệnh trĩ phổ biến hơn khi mang thai?

      • Thai lớn:

Khi em bé trong bụng bạn ngày càng phát triển, tử cung lớn dần lên sẽ gây áp lực ngày càng nhiều lên các tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ dưới, đặc biệt là tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng, khiến chúng giãn ra hoặc sưng lên.

      • Nồng độ nội tiết thai nghén tăng:

Nồng độ nội tiết tố progesterone gia tăng trong thai kỳ làm các cơ giãn ra, khiến các thành tĩnh mạch dễ bị phình lên. Đây cũng là nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng táo bón, bởi progesterone làm chậm nhu động ruột. Khi bị táo bón, bạn thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ.

      • Lượng máu tăng khi mang thai:

Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên, làm tăng thêm gánh nặng lên tĩnh mạch.

Ngoài ra, những yếu tố sau cũng tác động lên hậu môn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở mẹ bầu:

Bệnh trĩ đặc biệt phổ biến trong tam cá nguyệt thứ ba, tức là từ tuần 28 tuổi thai trở đi, khi bạn đã trở nên nặng nề bởi sự phát triển của bé yêu trong bụng. Trong hầu hết trường hợp, nó có thể biến mất hoàn toàn mà không cần điều trị sau khi bạn sinh em bé, khi nồng độ nội tiết tố, lượng máu và áp lực trong ổ bụng bạn giảm về mức bình thường.

bệnh trĩ mẹ bầu
Bệnh trĩ nỗi khổ của mẹ bầu

2. Vậy bệnh trĩ là bệnh gì và có điều trị được không ?

Trĩ là một bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là khi mang thai 3 tháng cuối, khi tử cung mở rộng và gây áp lực lên tĩnh mạch. Trĩ là tình trạng sưng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng.

Bị trĩ khi mang thai có thể gây ngứa, đau, hoặc chảy máu trong hoặc sau khi đi tiêu, gây nhiều khó chịu cho thai phụ. Tuy nhiên, nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi như nhiều mẹ bầu lo lắng. Trong quá trình chuyển dạ, có thể lực đẩy sẽ tác động và làm tình trạng bệnh trĩ nặng hơn, tuy nhiên, tình trạng này thường biến mất sau khi sinh.

Một số phụ nữ bị bệnh trĩ khi mang thai lần đầu tiên. Nếu đã từng mắc bệnh trĩ trước đó, có nhiều khả năng thai phụ sẽ bị lại hoặc bị nặng hơn khi mang thai.

Điều trị trĩ trong thai kỳ

Điều trị tại nhà:

Có nhiều cách bạn có thể làm tại nhà để giảm bớt và ngăn ngừa trĩ.

      • Sử dụng giấy mềm để lau nhẹ nhàng khi bạn đi vệ sinh. Bạn có thể  dùng giấy ướt, vòi sen hoặc một miếng vải mềm để cảm thấy thoải mái hơn.
      • Ngâm nước ấm khoảng 10 phút, vài lần mỗi ngày.
      • Chườm đá.
      • Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
      • Gác chân trên bục thấp khi ngồi làm việc hoặc khi đi vệ sinh để làm giảm áp lực lên khung chậu.
      • Uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để giúp phân mềm.
      • Không rặn khi đi vệ sinh hay ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.
      • Đi tiêu ngay khi bạn cảm thấy cần, đừng giữ quá lâu.
      • Thực hiện bài tập Kegel để tăng cường cơ bắp vùng chậu.
      • Tránh khiêng vác hoặc nâng vật nặng.
      • Ngủ nghiêng để tránh áp lực lên vùng chậu/ hậu môn.
      • Vận động thường xuyên để tăng lưu thông máu, cải thiện tiêu hóa.
      • Tránh tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.

Điều trị bằng thuốc:

Trong khi mang thai, hãy hỏi ý kiếni bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả loại bôi trên da. Điều này sẽ đảm bảo phương pháp điều trị không gây nguy hiểm cho em bé của bạn.

Tùy theo tình trạng của bạn, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc nhuận tràng hoặc thuốc nhét hậu môn. Hoặc cũng có thể bạn cần các phương pháp điều trị khác theo chỉ định của bác sĩ.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng trứng
Viêm lưỡi bản đồ - Dấu hiệu, triệu trứng và cách phòng ngừa
Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị