Bị ngứa khi mang thai có nguy hiểm không?

06:20 - 09/02/2021 Lượt xem: 347

Ngứa là thuật ngữ y học chỉ cảm giác khó chịu ngoài da, hay triệu chứng của một tổn thương ở da dẫn đến gãi. Một số thai phụ thấy lòng bàn tay, lòng bàn chân bị ửng đỏ và ngứa ngáy; số khác lại bị ngứa kèm với dấu hiệu phát ban toàn thân; rạn […]

Ngứa là thuật ngữ y học chỉ cảm giác khó chịu ngoài da, hay triệu chứng của một tổn thương ở da dẫn đến gãi. Một số thai phụ thấy lòng bàn tay, lòng bàn chân bị ửng đỏ và ngứa ngáy; số khác lại bị ngứa kèm với dấu hiệu phát ban toàn thân; bị ngứa khi mang thai có nguy hiểm không? Hãy cùng phòng khám tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân gây ngứa

Bị ngứa khi mang thai là tình trạng phổ biến ở nhiều bà bầu bởi đây là lúc cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi về thể chất và tâm lý, cụ thể:

      • Hệ miễn dịch và nội tiết tố trong cơ thể thay đổi.
      • Thai nhi phát triển bên trong tử cung, làm căng, giãn, thậm chí gây khô da.
      • Mẹ bầu mắc các bệnh về da liễu như mề đay, dị ứng.

Bị ngứa khi mang thai có thể được nhận biết qua những dấu hiệu như:

      • Đỏ và ngứa ngáy ở lòng bàn tay, bàn chân.
      • Phát ban hoặc ngứa toàn thân.
      • Rạn da gây ngứa ở ngực, bụng, đùi, mông (thường xuất hiện ở cuối thai kỳ).

2. Bị ngứa khi mang thai có nguy hiểm không?

Thông thường, tình trạng bị ngứa khi mang thai là không nguy hiểm và cũng không ảnh hưởng đến thai nhi.

Bị ngứa khi mang thai có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị ngứa thường cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ khi thai nhi phát triển nhanh về mặt kích thước; hoặc bị ngứa trong thai kỳ lúc thời tiết nắng nóng, đổ nhiều mồ hôi. Tình trạng, ngứa khiến mẹ bầu gãi và trầy xước trên da nên có thể gây mất thẩm mỹ.

Tuy nhiên bà bầu có thể yên tâm rằng các cơn ngứa này không kéo dài và thường chấm dứt sau khi sinh.

Trong trường hợp bị ngứa khi mang thai đi kèm với những bất thường hoặc triệu chứng khác; mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và kiểm tra sức khỏe:

      • Mẹ bầu bị ngứa toàn thân kèm vàng da: Đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang ứ mật thai kỳ trong gan. Dịch mật bị tích tụ, ứ đọng trong gan và gây ngứa toàn thân; đau rát và ửng đỏ do gãi, trầy xước.
      • Mẹ bầu bị ngứa kèm theo tổn thương ngoài da đóng vảy: Đây có thể là biểu hiện của các bệnh da liễu khác như vảy nến, chàm, …
      • Mẹ bầu bị phát ban kèm theo sốt: Đây có thể là biểu hiện của các bệnh thủy đậu hoặc bệnh do virus herpes gây ra…
      • Mẹ bầu bị ngứa kèm theo nóng rát vùng âm đạo: Đây có thể là biểu hiện của các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc âm đạo bị nhiễm nấm, khuẩn.

Bị ngứa khi mang thai thường không ảnh hưởng đến thai nhi; trừ trường hợp ngứa do các bệnh như ứ mật, thủy đậu, các bệnh da liễu do virus gây ra. Vì vậy, bà bầu cần khám thai định kỳ, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường để được kiểm tra, tư vấn sức khỏe thai kỳ kịp thời.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?