Bổ sung vitamin và chất khoáng với phụ nữ trong thời kỳ có thai

14:54 - 09/01/2022 Lượt xem: 379 Tác giả: Kim Ngân

1. Vai trò của vitamin và khoáng chất trong thai kỳ

Vitamin:

Vitamin đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi. Có 2 loại vitamin gồm vitamin tan trong nước (vitamin nhóm B và C) và vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K), hầu hết các vitamin đều phải được cung cấp từ thức ăn (ngoại trừ vitamin D). Bà mẹ cần khoảng 10 – 30 phút tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mỗi ngày (tùy thuộc vào mùa trong năm) để tạo ra một lượng vitamin D vừa đủ. Vitamin A, C, E là chất chống oxy hóa, chất có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi tác dụng gây hại của các gốc tự do, giúp thu dọn những chất hóa học đó và ngăn chặn không cho chúng gây hại cho tế bào của cơ thể. Vitamin A, D, E, K là các vitamin tan trong chất béo và được dự trữ trong cơ thể.

Vitamin nhóm B và C không được dự trữ trong cơ thể, vì vậy cần phải ăn đủ các loại thức ăn cung cấp hai loại vitamin này khi mang thai. Hơn nữa, vitamin C bị phân hủy rất nhanh khi tiếp xúc với không khí và nhiệt độ, do vậy chúng ta không nên nấu các loại thực phẩm chứa rau củ ở nhiệt độ cao. Tương tự, các loại rau, củ, quả đóng hộp thường bị mất khá nhiều vitamin trong quá trình chế biến.

Chất khoáng:

Một chế độ ăn hợp lý cần phải có đầy đủ khoáng chất và các nguyên tố vi lượng, nhất là sắt, canxi, kèm. Nhưng cũng giống như vitamin, chất khoáng không thể được tổng hợp bởi cơ thể, vì vậy phải được cung cấp từ thức ăn. Nhu cầu cao về sắt và canxi của phụ nữ khi mang thai cần được đặc biệt quan tâm trong thai kỳ bởi vì chúng hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Thai nhi phát triển bằng cách lấy tất cả những chất dinh dưỡng cần thiết từ cơ thể người mẹ. Sức khỏe của thai phụ và thai nhi phụ thuộc vào sự cung cấp đều đặn, đầy đủ các vitamin và khoáng chất, phần lớn thông qua các nhóm thực phẩm mà phụ nữ mang thai ăn mỗi ngày.

Chất xơ:

Bổ sung vitamin và khoáng chất cho phụ nữ có thai

Hầu hết chất xơ không có giá trị dinh dưỡng, nhưng được coi là thực phẩm chức năng. Chất xơ có tác dụng nhuận tràng nên phòng ngừa táo bón, kích thích khả năng hoạt động của ruột già, tăng khả năng tiêu hóa, tham gia đào thải các sản phẩm oxy hóa và các chất độc hại ra khỏi cơ thể, giảm được nguy cơ ung thư đại tràng, ruột kết. Phụ nữ có thai được khuyến cáo ăn 28g chất xơ/ ngày trong khi phụ nữ cho con bú là 29g/ ngày.

2. Những lưu ý về chế độ ăn cho phụ nữ khi mang thai

  • Phụ nữ có thai không nên kiêng khem quá mức. Chế độ ăn cần đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt chú ý ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.
  • Nếu bị thai nghén nên chia nhỏ bữa ăn và rải đều trong ngày. Tránh các thực phẩm nặng mùi.
  • Nên chọn các loại thực phẩm tươi, sống, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Tránh các loại thực phẩm có tính kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, tỏi, dấm.
  • Ăn sáng mỗi ngày;
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày;
  • Ăn chậm, nhai kỹ;
  • Uống nước giữa các bữa ăn;
  • Không nằm ngay sau khi ăn giúp tiêu hóa tốt hơn.

Để đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kì, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế. Tiêm ngừa đầy đủ các loại vắc-xin để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?