Các biện pháp phòng ngừa sinh non

15:07 - 28/10/2022 Lượt xem: 352 Tác giả: Thanh Nga

Theo số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, ước tính trên toàn cầu có khoảng 15 triệu trẻ sinh non ra đời, chiếm tỷ lệ 1/10 trẻ sơ sinh. Sinh non được xem là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, khoảng 1 triệu trẻ sinh non tử vong do các biến chứng. Nhiều trẻ sống sót nhưng phải đối mặt với tình trạng khuyết tật suốt đời, bao gồm khuyết tật thần kinh, tim mạch, thị giác và thính giác. Có nhiều loại thuốc ngăn chặn việc thai phụ chuyển dạ sinh non, nhưng kết quả không phải lúc nào cũng thành công, do vậy việc phòng ngừa sinh non vẫn tốt hơn điều trị.

1. Sinh non là gì?

Sinh non là hiện tượng em bé chào đời trước 37 tuần thai kỳ. Trẻ sinh non thường có hệ miễn dịch yếu, có thể gặp hàng loạt các vấn đề về sức khỏe và sự phát triển.

Theo định nghĩa của WHO, trẻ sinh non sẽ được chia theo 3 mức độ:

  • Sinh non: Những em bé sinh ra trong khoảng giữa tuần thứ 32 và 37– Phần lớn trong số trẻ sống sót, và cần nhờ vào chăm sóc hỗ trợ.
  • Rất non: Những em bé sinh giữa tuần thứ 28 và 32. Những em bé này cần nhiều điều trị tích cực, chăm sóc hỗ trợ hơn và phần nhiều vẫn sẽ có thể sống sót.
  • Cực non: Những em bé sinh trước tuần thứ 28. Những em bé này cần thiết điều trị tích cực, chăm sóc đặc biệt để có thể sống. Ở những nước phát triển, những em bé sinh cực non có 90% cơ hội sống sót dù chúng phải chịu những di chứng sau này. Ở những nước kém phát triển, cơ hội sống sót chỉ khoảng 10%

2. Nguyên nhân gây sinh non?

Có tới 50% số trường hợp sinh non không rõ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra. Số còn lại là:

- Do thai

  • Vỡ ối non
  • Đa thai
  • Đa ối

phòng ngừa sinh non

  • Thai dị dạng: Thường gây chuyển dạ sinh non và nhất là khi kết hợp với đa ối (thai vô sọ), hoặc thiểu ối (không có thận).
  • Viêm màng ối do nhiễm trùng.

- Do bệnh lý của mẹ

  • Mẹ bị hở eo tử cung, có tiền căn sản giật nặng, tử cung dị dạng, cân nặng.
  • Tuổi của mẹ quá thấp hoặc quá cao.
  • Có tiền sử sinh non.
  • Nghề nghiệp và điều kiện làm việc.
  • Cao huyết áp do thai đôi khi cần chấm dứt thai kỳ sớm do tình trạng bất ổn của mẹ và thai nhi.
  • Viêm đài bể thận, nhất là khi bị sốt.
  • Viêm ruột thừa thường sẽ chuyển dạ sinh non.
  • Tiền căn sảy, nạo thai.
  • Tỷ lệ sinh non cao ở những sản phụ có tình trạng kinh tế xã hội thấp.
  • Mẹ hút thuốc, uống rượu, chế độ sinh hoạt không lành mạnh và bị stress trầm trọng.

- Do nhau

  • Nhau tiền đạo, bong non, nhau cài răng lược.
  • Thiểu năng nhau làm dinh dưỡng cho thai nhi không đầy đủ.

3. Các biện pháp đơn giản có thể phòng ngừa sinh non

Chuyển dạ sinh non là điều đáng sợ với mọi bà mẹ, vì vậy các biện pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp mẹ bầu có thể phòng ngừa sinh non hiệu quả:

  • Uống đủ nước trong ngày để ngăn chặn tình trạng mất nước gây khó chịu ở tử cung.
  • Không nên nhịn tiểu thường xuyên và sau khi đi vệ sinh, mẹ bầu hãy lau từ trước ra sau để hạn chế viêm nhiễm.
  • Khi nằm cần hạn chế tư thế nằm ngửa, có thể nằm nghiêng trái hoặc nghiêng phải.
  • Giữ chế độ dinh dưỡng, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
  • Khám thai đều đặn.
  • Có thể đặt nhẹ tay trên bụng để phát hiện những cơn gò tử cung bất thường và đi khám điều trị dự phòng sinh non kịp thời.

Lưu ý: Việc nằm yên một chỗ không phải là biện pháp hữu hiệu để dự phòng dọa sinh non.

Nếu bạn nhận thấy mình có nguy cơ sinh non cao, hãy trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt để nhận biết kịp thời các dấu hiệu dọa sinh non và có cách xử lý tốt nhất.

Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Sử dụng thuốc chống dị ứng an toàn khi mang thai
Các thuốc đặt phụ khoa phổ biến được bác sĩ khuyên dùng
Uống sắt, canxi và vitamin tổng hợp như thế nào là tốt nhất?
Bà bầu bị cảm cúm có sử dụng thuốc kháng sinh được không?
Cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO