Các chỉ số đánh giá chức năng thận

00:33 - 14/06/2020 Lượt xem: 863

Bên cạnh gan, thận là cơ quan có chức năng thải độc quan trọng của cơ thể. Việc thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá chức năng thận là phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chỉ số nào của xét nghiệm máu là đánh giá chức năng thận. 1. Chỉ số […]

Bên cạnh gan, thận là cơ quan có chức năng thải độc quan trọng của cơ thể. Việc thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá chức năng thận là phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chỉ số nào của xét nghiệm máu là đánh giá chức năng thận.

1. Chỉ số đánh giá chức năng thận: ure máu

Ure là sản phẩm thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các căn bệnh về thận.

Chỉ số chức năng thận bình thường nếu giá trị ure máu dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.

Ure máu tăng trong trường hợp mắc các bệnh như viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết…

Ure máu giảm khi người bệnh ăn ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch…

2. Chỉ số đánh giá chức năng thận: Creatinin huyết thanh

chỉ số đanh giá chức năng thận

Creatinin là sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ, được đào thải qua thận. Chỉ số creatinin trong máu được dùng để đánh giá chức năng thận.

Giá trị creatinin bình thường đối với nam giới là 0.6 – 1.2 mg/dl và nữ giới là 0.5 – 1.1 mg/dl.

Nồng độ creatinin tăng cao đồng nghĩa với việc có rối loạn chức năng thận. Nguyên nhân là vì khi chức năng thận suy giảm thì khả năng lọc creatinin sẽ giảm, dẫn tới nồng độ chất này trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường.

3. Chỉ số đánh giá chức năng thận: acid uric máu

chỉ số đánh giá chức năng thận

Đây là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh gout, bệnh thận… Bình thường nồng độ acid uric trong máu của nam giới là 180 – 420 mmol/l, nữ giới là 150 – 360 mmol/l.

Acid uric máu tăng ở những người mắc bệnh suy thận, gout, vẩy nến…

4. Điện giải đồ

Chức năng thận suy giảm gây mất cân bằng các chất điện giải, gồm:

Sodium (Natri): Natri trong máu bình thường ở khoảng 135 – 145 mmol/L. Với người suy thận, nồng độ natri máu giảm do mất qua thận, qua da, do thừa nước hoặc mất qua đường tiêu hóa.

Potassium (Kali): Kali trong máu bình thường ở khoảng 3.5 – 4.5 mmol/L. Bệnh nhân suy thận cũng bị tăng Kali trong máu, do thận đào thải kém đi.

5. Một số xét nghiệm khác

Albumin huyết thanh: thông thường, chỉ số albumin huyết thanh là 35 – 50g/L, chiếm 50 – 60% protein toàn phần. Albumin giảm mạnh ở những người mắc bệnh lý cầu thận cấp như viêm cầu thận cấp.

Protein toàn phần huyết tương: là chỉ số phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Chỉ số protein trong máu bình thường ở mức 60 – 80 g/L. Người mắc bệnh thận thường bị giảm protein toàn phần do màng lọc cầu thận bị tổn thương.

Canxi máu: Ở người khỏe mạnh, canxi trong máu từ 2.2 – 2.6 mmol/L. Người bị suy thận kéo theo giảm canxi máu và tăng phosphate.

Tổng phân tích tế bào máu: người bị giảm số lượng hồng cầu thường mắc suy thận mạn tính.

Để được tư vấn kết quả xét nghiệm máu, khám thai và quản lý thai nghén tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Mẹ bầu có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang