Các trường hợp có chỉ định mổ lấy thai

06:44 - 15/04/2020 Lượt xem: 1240

Mổ lấy thai là phẫu thuật mở tử cung ra để lấy thai, rau và màng rau theo đường rạch trên bụng hoặc qua túi cùng âm đạo trong một số ít trường hợp. Mổ lấy thai có thể phân biệt ra hai loại chỉ đỉnh: Chỉ định mổ lấy thai dự phòng (mổ chủ […]

Mổ lấy thai là phẫu thuật mở tử cung ra để lấy thai, rau và màng rau theo đường rạch trên bụng hoặc qua túi cùng âm đạo trong một số ít trường hợp. Mổ lấy thai có thể phân biệt ra hai loại chỉ đỉnh: Chỉ định mổ lấy thai dự phòng (mổ chủ động) khi chưa có chuyển dạ; và chỉ định mổ lấy thai trong thời kỳ chuyển dạ.

1. Chỉ định mổ lấy thai dự phòng (mổ chủ động)

Về thời điểm mổ, ở nước ta mổ dự phòng thường được thực hiện trong tuần 39 của thai nghén để đảm bảo chắc chắn thai đã trưởng thành, có khả năng sống tốt khi ra ngoài.

1.1. Khung chậu bất thường

Khung chậu hẹp toàn diện, khung chậu méo (khung chậu lệch hay khung chậu không đối xứng); khung chậu hình phễu.

1.2. Đường xuống của thai nhi bị cản trở

– Do người mẹ có các khối u tiền đạo: Các khối u nằm trong tiểu khung làm cho ngôi không lọt và không xuống được.

– Rau tiền đạo trung tâm: Phòng ngừa khi chuyển dạ ra máu nhiều ảnh hưởng đến tình trạng toàn thân, nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

Các chỉ định mổ lấy thai
Rau tiền dạo là một trong những chỉ định mổ lấy thai

1.3. Tử cung có sẹo xấu

Sẹo mổ ở thân tử cung lần trước; sẹo do vết khâu vỡ tử cung lần trước; sẹo mổ đã 2 lần hoặc dưới 24 tháng.

Lần mổ trước vì một lý do nhất thời nhưng lần này ngôi thai không tốt (ngôi ngược, ngôi ngang) hoặc có những biến cố khác.

1.4. Nguyên nhân về phía mẹ

– Người mẹ mắc bệnh tim: Dấu hiệu suy tim thường nặng lên khi có thai và khi đẻ. Nên người mẹ bị bệnh này nếu được gây mê hồi sức tốt thì mổ chủ động sẽ tốt hơn là đẻ qua đường âm đạo.

– Các bệnh cao huyết áp: tai biến mạch máu não, nhiễm độc thai nghén… có thể nguy hiểm cho mẹ và con.

– Âm đạo bị chít hẹp bẩm sinh hoặc rách trong các lần đẻ trước không được khâu phục hồi tốt.

– Để bảo tồn kết quả của phẫu thuật chỉnh hình phụ khoa

– Các dị dạng sinh dục: Tử cung đôi, tử cung hai sừng hoặc đáy tử cung có phên giữa làm cho ngôi bất thường. các dị tật ở âm đạo…

1.5. Nguyên nhân về phía con

Thường là một thai suy mãn tính; tình trạng thai bị suy dinh dưỡng nặng; hoặc bát đồng nhóm máu nếu không lấy thai ra có thể bị chết trong tử cung.

2. Chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ

Những chỉ định mổ lấy thai trong khi chuyển dạ có thể do một tình huống cấp cứu, do một tiến triển bất thường của chuyển dạ; hoặc do nguyên nhân bệnh lý nào đó chưa được phát hiện trong thời kỳ chuyển dạ, lúc này mới lộ ra.

2.1. Chảy máu

– Do rau tiền đạo: Rau tiền đạo trung tâm; rau tiền đạo bán trung tâm và bám mép.

– Rau bong non thể trung bình và thể nặng (phong huyết tử cung rau)

2.2. Dọa vỡ tử cung

Những trường hợp chuyển dạ lâu, ngôi chỏm chưa lọt hoặc còn cao trong tiểu khung và không xuống hơn; hoặc trong những trường hợp dùng Oxytocin không đúng chỉ định, không đúng liều lượng sẽ làm cho đoạn dưới tử cung phình to, dọa vỡ; thai bình thường nhưng không thể lấy thai bằng một thủ thuật qua đường âm đạo.

2.3. Sa dây rau

Các chỉ định mổ lấy thai

Đây là một cấp cứu sản khoa vì cần phải giải quyết ngay nếu không thai sẽ bị chết.

Nếu thai còn sống, đầu ối còn, dây rau sa kèm theo những dấu hiệu suy thai, cổ tử cung chưa mở hết thì phải mổ lấy thai.

Nếu đầu ối đã vỡ, thai còn sống, thử đẩy dây rau lên không có kết quả phải có chỉ định mổ.

2.4. Chỉ định mổ lấy thai về phía thai

      • Thai to: Thai to không tương xứng với khung chậu, không lọt qua eo nên có chỉ định mổ
      • Ngôi thai bất thường: Ngôi vai, ngôi trán, ngôi mặt; ngôi ngược kèm theo bất thường về khối lượng thai; ngôi chỏm sa chi, thử đẩy chi lên không có kết quả…
      • Thai già tháng
      • Chửa nhiều thai

2.5. Chỉ định mổ lấy thai về phía mẹ

– Người mẹ có vết mổ lấy thai cũ

– Con so lớn tuổi: Thường là trường hợp con so trên 35 tuổi, điều trị vô sinh lâu năm, trong quá trình chuyển dạ có những dấu hiệu bất thường…

– Tình trạng bệnh lý của người mẹ: Tăng huyết áp không được theo dõi tốt; bệnh tim đã có suy tim hoặc phù phổi cấp; thiếu máu nặng…

2.6. Bất thường xảy ra khi theo dõi chuyển dạ

– Đẻ khó do cổ tử cung không tiến triển

– Đẻ khó do nguyên nhân cơ học: Thất bại của nghiệm pháp lọt; sự bất tương xứng đầu chậu; ngôi thai cúi không tốt nên không thể lọt được…

– Đẻ khó do nguyên nhân động lực: Đẻ khó do rối loạn cơn co

– Thai suy cấp trong chuyển dạ: Được xác định trên lâm sàng bằng nghe nhịp tim thai, tình trạng nước ối và trên các phương tiện thăm dò khác.

Chỉ định mổ lấy thai có khi do những nguyên nhân riêng biệt nên phải chỉ định mổ tuyệt đối, nhưng phần nhiều những nguyên nhân lại hay phối hợp với nhau. Mẹ bầu cần có kiến thức về việc sinh nở để có thể chuẩn bị tâm lý, để “vượt cạn” một cách an toàn. Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang