Chán ăn trong thai kỳ mẹ bầu phải làm sao ?

09:55 - 20/02/2020 Lượt xem: 1113

Chán ăn khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến ở các bà bầu. Điều này khiến các mẹ bầu cảm thấy lo lắng sợ rằng tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. 1. Tại sao mẹ bầu lại bị chán ăn khi mang thai? Có 2 […]

Chán ăn khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến ở các bà bầu. Điều này khiến các mẹ bầu cảm thấy lo lắng sợ rằng tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

1. Tại sao mẹ bầu lại bị chán ăn khi mang thai?

Có 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng chán ăn trong thai kỳ là:

    •  Sự thay đổi nội tiết khi mang thai:

Khi mang thai nội tiết thay đổi, lượng hormone này tăng lên nhanh chóng trong 3 tháng đầu thai kỳ và từ tuần thứ 11 sẽ bắt đầu giảm xuống. Cơ thể mẹ đang làm quen với sự thay đổi này khiến mẹ nhạy cảm hơn so với bình thường; luôn cảm thấy buồn nôn, chán ăn và cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, tùy từng mẹ bầu mà ảnh hưởng của hormone này là khác nhau; có mẹ sẽ chán ăn nhưng ngược lại sẽ có mẹ thèm ăn.

    • Tình trạng ốm nghén:chán ăn trong thai kỳ mẹ bầu phải làm sao ?

Ốm nghén “nỗi ám ảnh” của rất nhiều bà bầu. Đó là tình trạng sợ đồ ăn và buồn nôn khi ngửi thấy mùi đồ ăn; khiến mẹ không thể ăn được gì.

Ngoài ra còn có một nguyên nhân khác người ta cho rằng đây là cơ chế tự bảo vệ thai nhi của cơ thể người mẹ: Nghĩa là cơ thể mẹ từ chối tất cả các thực phẩm; để đảm bảo chắc chắn không có bất kỳ yếu tố nào gây hại cho thai nhi.

2. Điều này ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

– Ảnh hưởng đến mẹ:

    • Người mẹ chán ăn trong thời gian dài dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi, không tập trung.
    • Cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu chất.
    • Ốm nghén nặng khiến mẹ không tiêu hóa được thức ăn, hoa mắt, chóng mặt, mất chất điện giải và muối.

Những thực phẩm dễ khiến bà bầu chán ăn thường có mùi mạnh, có thể kể đến như: Thịt, trứng, sữa, tỏi, hành, đồ ăn cay, các gia vị nồng mùi, cà phê, trà…

– Ảnh hưởng đến thai nhi:

    • Nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai:

Nếu tình trạng chán ăn, ốm nghén kéo dài sẽ không có đầy đủ dinh dưỡng đi nuôi thai khiến trẻ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng và phát triển không toàn diện.

    • Nguy cơ dọa sảy thai cao:

Mẹ bầu chán ăn trong thời gian dài khiến cho tình trạng sức khỏe bị suy kiệt, không đủ dinh dưỡng để nuôi thai rất dễ gây sẩy thai.

    • Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai suy giảm đáng kể, trường hợp xấu nhất là thai nhi tử vong và nguy hiểm cho cả mẹ.

3. Cách khắc phục tình trạng chán ăn khi mang thai

Nếu mẹ bầu đang bị chán ăn hãy áp dụng thử các phương pháp sau đây nhé:

    • Tránh xa các đồ ăn nhiều mùi, nhiều dầu mỡ:

Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, trứng, cá..khiến cho tình trạng nghén của bạn càng trở nên tồi tệ hơn bạn nên tránh xa những món ăn này.

    • Hạn chế những món nhiều gia vị:

Các loại gia vị quá mặn, cay nóng dễ khiến mẹ bị đầy hơi, khó chịu và chán ăn.

    • Tránh xa các thực phẩm gây đầy hơi khó tiêu như hành, tỏi…

    • Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày:

Nếu mẹ bầu chán ăn mẹ nên chia nhỏ bữa ăn 5-6 bữa/ ngày thay vì 3 bữa chính. Việc chia nhỏ sẽ khiến mẹ không có cảm giác chán khi bước vào bữa ăn.

    • Uống đủ nhiều nước:

Uống đủ nước mẹ sẽ thấy tinh thần thoải mái và cơ thể khỏe khoắn hơn. Bổ sung từ 2-3 lít nước 1 ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn tốt hơn.  Ngoài nước lọc thì mẹ có thể bổ sung thêm các trái cây khác như cam, chanh….

    • Không bỏ bữa:

Dù mẹ ăn được ít hay nhiều thì cũng tuyệt đối không nên bỏ bữa. Mẹ hãy nhớ rằng thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và thai nhi bởi vậy hãy đa dạng đồ ăn, ăn đúng bữa, và luôn giữ tâm thế vui vẻ để con yêu được khỏe mạnh.

    • Bổ sung thực phẩm chứa protein và tinh bột:

Những đồ ăn chứa các thành phần này sẽ giúp mẹ no lâu, không bị mệt mỏi, giữ đường huyết ở mức ổn định đồng thời giải phóng calo cần thiết cho hoạt động của cơ thể.

    • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin:

Ngoài thức ăn hàng ngày thì mẹ cũng nên chú ý đến việc bổ sung các loại trái cây, rau củ để cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng và không có cảm giác chán ăn. Bên cạnh đó mẹ cũng có thể sử dụng các viên uống đa vi chất như axitfolic, sắt, vitamin C, D, E…để thai nhi được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng.

Sau khi áp dụng tất cả các phương pháp mà tình trạng chán ăn của mẹ bầu vẫn tiếp diễn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tránh để ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.

Việc chán ăn mệt mỏi khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến nên mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ bầu hãy lắng nghe cơ thể mình, luôn vui vẻ thoải mái  Hãy đảm bảo cho tâm trạng luôn được thoải mái, vui vẻ và thực hiện đúng theo lời khuyên của bác sĩ để bé yêu phát triển một cách toàn diện nhất.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang