Chế độ ăn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ giúp giảm các biến chứng

04:23 - 16/04/2021 Lượt xem: 482

Bạn bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm hợp lý giúp kiểm soát cân nặng là rất quan trọng. Việc thực hiện chế độ ăn lành mạnh, khoa học kết hợp vận động hợp lý khi mang thai giúp bạn kiểm soát bệnh mà không phải dùng đến thuốc và giảm nhẹ các nguy cơ cho thai nhi.

1. Thay đổi chế độ ăn uống

“Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?” là câu hỏi của hầu hết các thai phụ gặp phải tình trạng này. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn phương pháp duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp và cách cân bằng lượng tinh bột; chất béo và protein trong khẩu phần ăn của bạn hằng ngày. Những hướng dẫn này chỉ mang tính tổng quát chung trong việc điều trị tiểu đường thai kỳ. Thực tế, chế độ ăn khi bị tiểu đường sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn như nồng độ đường glucose trong máu, cân nặng; thói quen tập thể dục, sở thích ăn uống và khẩu vị. Chuyên gia dinh dưỡng có kinh nghiệm có thể lên thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ giúp bạn lên kế hoạch ăn uống hiệu quả.
Các chuyên gia thường khuyến khích các mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên duy trì những thói quen ăn uống sau:
      • Hãy ăn sáng đầy đủ

Chế độ ăn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ giúp giảm các biến chứng
Dù bận thì bạn cũng nên ăn sáng đầy đủ để bảo đảm năng lượng cho ngày làm việc; tránh cảm giác thèm ăn dẫn tới việc ăn khó kiểm soát. Việc ăn sáng đủ dưỡng chất giúp ổn định lượng đường huyết. Bạn có thể ăn bữa sáng với ngũ cốc nguyên hạt cùng một quả trứng luộc; tráng miệng với một hũ sữa chua.
      • Tránh xa thực phẩm có đường và tinh bột

Để giữ nồng độ đường trong máu không tăng quá cao bạn cần phải tránh xa các thực phẩm có khả năng làm tăng lượng đường như đường, mật ong, đường nâu, si-rô, nhóm thực phẩm chứa tinh bột…Nguyên nhân là những thực phẩm này sẽ phá vỡ sự cân bằng đường huyết do insulin trong cơ thể bạn không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp vào.
Khi kiểm tra bao bì thực phẩm, hãy nhớ các thành phần mà đuôi có các ký tự OSE luôn là đường (sucrose, dextrose, glucose). Bạn có thể ăn thức ăn có chứa một lượng đường vừa phải; nhưng hãy cố gắng tránh xa các thức ăn chứa hàm lượng đường cao hơn tiêu chuẩn; chẳng hạn như bánh nướng, bánh ngọt, bánh, kem, kẹo và nước ngọt. Do đó, bạn có thể ăn các món như ngô (bắp); bánh mì nguyên hạt, các loại đậu, táo, lê, cam…
      • Kiêng uống nước ép trái cây

Ngay cả đường tự nhiên trong trái cây cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu; vì vậy bạn cần hạn chế uống nước ép trái cây nguyên chất. Các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ cho rằng thỉnh thoảng bạn có thể uống khoảng 30ml nước ép trong bữa ăn. Ngoài ra, bạn có thể pha nước ép trái cây với soda nhằm làm loãng đường và tăng cảm giác ngon miệng. Nước ép cà chua cũng là một lựa chọn tốt vì loại nước này chứa hàm lượng đường thấp. Bạn có thể ăn trái cây tươi, vì các loại trái cây tươi có chứa chất xơ giúp làm chậm sự hấp thu đường vào máu.
Chế độ ăn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ giúp giảm các biên chứng
      • Hãy ăn ít đồ tinh chế hơn

Bạn nên lựa chọn các loại thức ăn chứa tinh bột không tinh chế. Nếu bạn ăn quá nhiều tinh bột tinh chế như cơm trắng, khoai tây nghiền, bánh mì trắng; chúng sẽ nhanh chóng chuyển thành đường, làm gia tăng đường huyết trong máu. Thay vào đó, hãy tập trung ăn những món giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đậu Hà Lan và các loại rau… Các loại thực phẩm này giúp giảm lượng insulin mà cơ thể cần để giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường.
      • Hãy ăn các loại thực phẩm có chứa crôm

Loại khoáng chất này đã được chứng minh có thể giúp cải thiện việc dung nạp glucose trong bệnh tiểu đường thai kỳ. Do đó, hãy luôn bổ sung thức ăn có chứa crôm trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Bạn có thể tìm thấy khoáng chất này trong các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi… Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn uống thuốc bổ sung crôm.
      • Tiêu thụ thức ăn chứa ít chất béo

Tất cả mọi người đều cần chất béo thông qua chế độ ăn, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, chế độ ăn chứa nhiều chất béo có thể không hoàn toàn tốt cho sức khỏe của bạn. Bạn nên tập trung ăn các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh từ các loại hạt hoặc bổ sung chất béo từ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương, dầu ô liu…

2. Tiểu đường thai kỳ: Mẹ bầu cần kiểm soát bữa ăn

Do quá lo sợ đường huyết tăng cao nên có không ít mẹ bầu bỏ bữa. Thực tế, điều này không giúp ổn định đường huyết. Nguyên tắc là bạn không nên ăn quá nhiều trong một bữa; hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ.
Bạn nên ăn ít nhất ba bữa chính và ba bữa phụ một ngày (bao gồm một bữa ăn vặt trước khi đi ngủ) và chia chúng theo khoảng thời gian đồng đều nhất có thể.
Một quy tắc khác áp dụng cho tất cả phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ là không bao giờ được bỏ bữa. Việc bỏ bữa chính (hoặc bữa ăn vặt) có thể dẫn đến hạ đường huyết; khiến bạn rơi vào tình trạng run rẩy, nhức đầu và có thể có hại cho thai nhi. Bữa ăn vặt quan trọng nhất cho bạn rơi vào buổi tối bởi nó sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết vào ban đêm. Trước khi đi ngủ, hãy ăn một bữa ăn vặt có chứa protein (như pho mát ít béo) và tinh bột (chẳng hạn như bánh mì trắng). Tinh bột sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu vào đầu buổi tối; trong khi các protein lại hoạt động như chất ổn định lâu dài.

3. Kiểm soát cân nặng

Cân nặng tăng cao quá mức có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao; vậy nên bạn cần chú ý nhiều hơn đến tốc độ và tỷ lệ tăng cân. Tăng quá nhiều cân một cách nhanh chóng (1kg trở lên/tuần) sẽ tạo ra thêm chất béo cho cơ thể và có thể gây hiệu ứng kháng insulin. Do đó, bạn cần kiểm soát việc tăng cân một cách chặt chẽ.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ;  để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu nên và không nên ăn gì
Những lý do khiến trẻ sơ sinh ngủ ít mẹ nên lưu tâm
Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?