Đau đầu và đau nửa đầu khi mang thai

09:38 - 20/02/2021 Lượt xem: 253

Đau đầu khi mang thai là tình trạng mẹ bầu thường gặp ở giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ. Cơn đau đầu kéo dài không chỉ khiến bà bầu khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.  1. Nguyên nhân Cơ thể phụ nữ mang thai có nhiều […]

Đau đầu khi mang thai là tình trạng mẹ bầu thường gặp ở giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ. Cơn đau đầu kéo dài không chỉ khiến bà bầu khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

1. Nguyên nhân

Cơ thể phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi về nồng độ hormone, dẫn đến nhiều triệu chứng trong đó có đau đầu. Đau đầu khi mang thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ là biểu hiện sự thay đổi cơ thể ở người phụ nữ. Trên thực tế hơn 80% mẹ bầu có dấu hiệu đau đầu khi mang thai và trong số đó thì đến 58% thai phụ bị đau nửa đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các biểu hiện dễ nhận biết như đau nhói đầu, đau một bên kèm theo buồn nôn và nôn.

Một số mẹ bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ sẽ thấy tăng cân nhanh chóng do trọng lượng của em bé tăng nhanh, đây là nguyên nhân gây cho quá trình lưu thông máu toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Việc thiếu máu dẫn truyền lên não sẽ gây ra đau đầu ở mẹ bầu khi mang thai.

Nhiều mẹ bầu có thói quen không tốt như lười uống nước, không ăn uống đúng bữa gây ra tình trạng hạ đường huyết gây đau đầu khi mang thai. Thường xuyên thức khuya, sử dụng các đồ uống có chất kích thích cũng gây căng thẳng thần kinh, thiếu ngủ dẫn đến đau đầu.

đau đầu và đau nửa đầu khi mang thai
Không ăn uống đúng bữa gây ra tình trạng hạ đường huyết gây đau đầu khi mang thai.

Môi trường sống của mẹ bầu là một nguyên nhân đau đầu khi mang thai. Cụ thể mẹ bầu sống gần môi trường nhiều tiếng ồn dễ khiến tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, khó ngủ và cảm thấy đau đầu.

2. Khi nào đau đầu khi mang thai trở nên nguy hiểm?

Khi triệu chứng đau đầu kết hợp với các biểu hiện sau, thì mẹ bầu cần đến bệnh viện để khám cụ thể và có hướng điều trị đúng đắn:

      • Nhức đầu, đau đầu thường xuyên, các cơn đau đầu khi mang thai đột ngột khi mẹ bầu đang ngủ và tình trạng đau đầu không có dấu hiệu thuyên giảm.
      • Sưng bàn chân, bàn tay, khuôn mặt.
      • Đau đầu kèm theo sốt cao, đau cứng cổ, rối loạn thị giác, buồn ngủ, cảm giác tê buốt
      • Đau đầu kèm đau vùng bụng trên, đau vùng dưới xương sườn.
      • Đột ngột tăng cân.
      • Đau cổ, nghẹt mũi, đau răng, mắt mỏi.

3. Cách làm giảm và tránh đau đầu khi mang thai

      • Tư thế đóng vai trò quan trọng để giảm đau đầu, hãy cố đứng dậy và ngồi thẳng lên
      • Nghỉ ngơi nhiều và tập các bài tập thư giãn (giảm căng thẳng!)
      • Tập thể dục (đi bộ 30 phút mỗi ngày)
      • Ăn bữa ăn thường xuyên và có sự cân bằng dinh dưỡng
      • Thực phẩm thường có thể là tác nhân gây đau đầu hoặc đau nửa đầu. Ăn theo chế độ ăn và tránh các thực phẩm gây đau đầu; chẳng hạn như sô cô la, caffeine, sữa, thịt có chất bảo quản…
      • Để cơ thể có đủ nước bằng cách uống ít nhất 8 ly nước một ngày (mất nước cũng có thể là tác nhân gây đau đầu)

– Mẹ có thể làm dịu đau đầu hoặc đau nửa đầu bằng cách:

      • Chườm đầu hoặc cổ
      • Ăn thường xuyên hơn để tránh hạ đường huyết và uống nhiều nước hơn
      • Massage đầu (hoặc nhờ ai đó làm hộ)
      • Nếu mẹ nhạy cảm với ánh sáng và / hoặc âm thanh, hãy thử chặn những thứ này hoặc giảm thiểu (kính râm, tai nghe để chặn tiếng ồn)
      • Dùng một liều acetaminophen (chỉ khi được bác sĩ đồng ý)

Nếu mẹ cảm thấy đau đầu trở nên tồi tệ hơn hoặc xuất hiện đột ngột, đau đầu khác với bình thường, đau đầu đi kèm với thay đổi thị lực, tăng cân đột ngột, đau bụng trên bên phải hoặc sưng ở tay và mặt, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?