Dấu hiệu chuyển dạ và những điều mẹ bầu cần lưu ý

16:24 - 22/08/2021 Lượt xem: 288 Tác giả: Thu Hoàng

Dấu hiệu chuyển dạ là quá trình diễn ra trong giai đoạn cuối của thai kỳ làm cho thai nhi và bánh nhau được đưa ra khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo.

Chuẩn bị trào đón thiên thần bé nhỏ ra đời là điều hạnh phúc nhất với các ông bố bà mẹ, xem lẫn những niềm vui là sự lo lắng bởi vì họ không thể biết chính xác thời điểm sắp sinh, đặc biệt đối với các mẹ mang thai lần đầu. Không biết mình phải làm gì hay phải theo dõi như thế nào những tháng cuối. Ở bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về các dấu hiệu chuyển dạ nhé!

1. Dấu hiệu chuyển dạ

  • Bung nút nhầy

dấu hiệu chuyển dạ

Nút nhầy là một khối chất nhầy dày nằm tại lỗ cổ tử cung, được hoạt động như một hàng rào ngăn chặn vi khuẩn, virus và các nguồn lây nhiễm khác đi vào tử cung. Vào khoảng tuần 37 – 40 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ thấy âm đạo tiết ra chất nhầy hồng hoặc hơi đỏ, đây chính là hiện tượng mất nút nhầy cổ tử cung nhằm “dọn đường” cho trẻ chào đời.

Dịch nhầy thường sẫm màu hoặc màu hồng, có một ít máu. Đây là dấu hiệu sắp sinh cho thấy trong một vài ngày tới, em bé sẽ chào đời. Tuy nhiên, thời gian giữa việc mất nút nhầy và thời gian bắt đầu thực sự chuyển dạ là không cố định. Một số mẹ bầu có thời gian từ khi mất nút nhầy đến khi đi vào chuyển dạ chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày, tuy nhiên, ở một số khác việc sắp sinh thật sự có thể xuất hiện 1-2 tuần.

Trường hợp ra dịch nhầy chứa nhiều máu (gần giống như khi mẹ bầu có kinh), đây có thể là một dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm, mẹ bầu cần phải đến bệnh viện ngay để được thăm khám và xử trí kịp thời.

  • Cơn gò tử cung chuyển dạ thật sự

Cơn gò tử cung chuyển dạ là một trong những dấu hiệu chuyển dạ mà thai phụ thường gặp nhất. Trong thai kỳ, các cơn co thắt tử cung đôi khi vẫn xuất hiện nhưng với tần suất không đều, thưa thớt và không gây đau, không gây xóa mở cổ tử cung, được gọi là cơn gò sinh lý Braxton Hicks. Điều quan trọng là mẹ bầu cần hiểu đúng và nhận biết đặc điểm, biểu hiện của cơn gò chuyển dạ thật.

Các cơn co thắt thật sự thường xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ diễn ra  với cường độ và tần suất tăng dần. Lúc này, thai phụ sẽ thấy bụng gò cứng lên, đau nhiều hơn và không giảm dù đã thay đổi tư thế. Tần suất các cơn gò thật sự diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5 – 10 phút sẽ xuất hiện một cơn gò kéo dài từ 30 – 60 giây, sau đó tăng dần 2-3 phút có 1 cơn. Vì vậy, sẽ không quá khó để thai phụ có thể phân biệt giữa co thắt sinh lý và co thắt chuyển dạ.

  • Vỡ ối:

Nếu bạn thuộc nhóm 10% người mẹ bị vỡ ối sớm, bạn sẽ cảm nhận được dòng nước nhỏ không màu, không mùi. Nếu chất lỏng có màu đen, xanh, lẫn máu hay mùi hôi thì đòi hỏi bạn phải chú ý ngay lập tức. Hầu hết các bé sẽ được ra đời trong vòng 24 tiếng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Dấu hiệu chuyển dạ này mẹ hết sức lưu ý.

  • Đau lưng

Đau lưng là triệu chứng thường gặp trong suốt quá trình mang thai, tuy nhiên vào những tháng cuối thai kỳ, khi mẹ bầu cảm thấy cơn đau trở nên cực kỳ gay gắt, đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Dấu hiệu này gặp ở ⅓ mẹ bầu.

Thông thường, một em bé khi di chuyển xuống ống sinh sản của người mẹ sẽ áp mặt vào cột sống của mẹ, nhưng em bé khi di chuyển xuống lại khiến đầu áp vào cột sống của mẹ, dẫn tới những cơn đau lưng lan tỏa ra vùng bụng. Cơn đau lưng dữ dội là dấu hiệu đầu tiên chắc chắn mẹ bầu sắp đến ngày chuyển dạ.

2. Mẹ cần làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ?

dấu hiệu chuyển dạ

Khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ, bạn cần bình tĩnh, không lo lắng và thực hiện những điều sau:

  • Đi khám:

Đầu tiên là bạn cần đi khám thai đúng lịch để bác sĩ theo dõi và biết chính xác đã đến thời điểm cần nhập viện hay chưa. Khi đó, bạn sẽ được các bác sĩ và nữ hộ sinh hướng dẫn chuẩn bị những vật dụng và giấy tờ cần mang theo, dặn dò các biểu hiện sắp chuyển dạ cần nhập viện, …

  • Làm quen với cơn đau:

Mọi cơn gò chuyển dạ đều gây cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, cơn gò chuyển dạ chính là một phần rất tích cực và cần phải có, vì cứ sau mỗi lần co thắt thì thời điểm chào đời của con càng đến gần hơn.

  • Kiểm soát hơi thở:

Kiểm soát hơi thở, thả lỏng cơ thể bằng cách thở chầm chậm và nhẹ nhàng, điều này giúp bạn giảm bớt lo âu và đau đớn.

3. Những điều mẹ bầu cần lưu ý

  • Gặp phải các dấu hiệu sinh non như: Các cơn gò xuất hiện trước tuần thứ 37, chảy máu âm đạo, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng, đau vùng xương chậu hoặc đau lưng.
  • Vỡ ối hoặc rò rỉ nước ối, bạn hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu nước ối có màu vàng nâu hoặc màu xanh lục vì đây là dấu hiệu của phân su – là phân thải đầu tiên trong đời và sẽ gây nguy hiểm khi trẻ hít hay nuốt phải nó trong khi sinh.
  • Chảy máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hay hồng nhạt, bụng rất đau và đau liên tục hoặc bị sốt.
  • Cảm nhận em bé trong bụng hoạt động ít hơn thường ngày.
  • Cảm thấy hoa mắt, đau đầu hoặc cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng vì đây là triệu chứng của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ.

Tuy nhiên, bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ mà bạn cảm thấy lo lắng mặc dù không có các dấu hiệu trên, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ của mình để được thăm khám, tư vấn xác định lại tình trạng thai kỳ để giảm bớt lo lắng.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng trứng