Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh lý tiền sản giật trong thai kỳ

02:23 - 25/12/2020 Lượt xem: 488

Bệnh lý tiền sản giật (TSG) là một hội chứng bệnh lý phức tạp thường xảy ra ở nửa sau của thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ 21 của quá trình thai nghén. Tỷ lệ này chiếm khoảng 2-8% phụ nữ mang thai trên thế giới; làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non tháng cũng như suy dinh dưỡng ở trẻ sau này. 

1. Một số dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh tiền sản giật trong thai kỳ

  • Đau đầu: Nhiều khi là cảm giác đau không chịu nổi hoặc cơn đau kéo dài không dứt kèm theo triệu chứng sưng phù tay chân, rối loạn thị lực…

 

 

  • Tăng cân đột ngột: Nếu bạn đột ngột tăng cân nhanh (1-2kg/tuần) trong lúc đang mang bầu thì rất có thể nguyên do là bị tiền sản giật.

 

  • Đau bụng: Thường là đau bụng dữ dội kèm theo đau lưng không thể chịu đựng nổi.

 

 

  • Buồn nôn, nôn ói: Nếu hiện tượng này xuất hiện sau tuần 20 một cách nặng nề hoặc kèm theo những triệu chứng bất thường khác thì mẹ bầu có thể nghĩ ngay tới tiền sản giật.

 

  • Sưng phù quá mức và đột ngột ở bàn chân, ngón chân, tay, mặt…
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh lý tiền sản giật trong thai kỳ
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng trên, dù là 1-2 dấu hiệu thì mẹ bầu cũng cần đi khám để được quản lý thai tốt nhất. Trong trường hợp nhiều biểu hiện xuất hiện cùng lúc thì cần đi khám ngay lập tức.

2. Biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật với mẹ bầu

Sản giật là một biến chứng thường gặp của TSG nặng, chiếm tỷ lệ 1-5%.

  • Biến chứng chảy máu thường gặp là xuất huyết võng mạc, rau bong non, chảy máu trong gan. Rau bong non có thể bị chảy máu và choáng nặng.
  • Biến chứng suy giảm chức năng gan và rối loạn đông máu. Đông máu rải rác trong lòng mạch là một biến chứng nặng nề của TSG và là một trong những nguyên nhân gây tử vong mẹ vì điều trị nó rất khó khăn và hiệu quả kém.
  • Biến chứng suy thận cấp là nguyên nhân gây tử vong mẹ đến 23%.
  • Biến chứng phù phổi cấp và suy tim cấp: thường xảy ra trong lúc chuyển dạ hoặc một vài giờ sau đẻ.
  • Tử vong mẹ: Các nguyên nhân gây tử vong cho thai phụ là biến chứng của sản giật; chảy máu do vỡ bao gan trong hội chứng HELLP, phù phổi; tan huyết và đông máu rải rác trong lòng mạch, suy thận cấp, biến chứng các can thiệp sản khoa.

3. Những lưu ý giúp giảm nguy cơ bị tiền sản giật:

  • Chế độ ăn:

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh lý tiền sản giật trong thai kỳ

Chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất Đạm, Omega 3, Canxi, Vitamin, các yếu tố vi lượng và tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe, phòng chống béo phì do đó hạn chế Tiền sản giật.

  • Bổ sung Omega 3 (DHA, EPA):

Lượng DHA, EPA đầy đủ giúp phòng ngừa Tiền sản giật. DHA đầy đủ làm giảm sFlt-1 (tiêu VEGF- yếu tố tăng trưởng biểu mô mạch máu) do đó hạn chế triệu chứng của tiền sản giật. Các loại thực phẩm giàu Omega 3 là cá hồi, súp lơ, hạt vừng, quả óc chó, bắp cải …

  • Bổ sung vitamin D:

Cung cấp đủ Vitamin D từ đồ ăn và sản phẩm bổ sung giúp giảm 27% nguy cơ bị tiền sản giật. Các thực phẩm giàu Vitamin D như dầu gan cá, các loại ngũ cốc nguyên hạt, nấm hương….

  • Bổ sung canxi:

Bổ sung đủ Canxi giúp làm giảm tới 49% nguy cơ bị tiền sản giật ở những phụ nữ có nguy cơ thấp và tới 82% ở phụ nữ có nguy cơ cao. Các thức ăn giàu Canxi như sữa, cải bông xanh, rau diếp, đậu bắp, măng tây…

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén